Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 20:11
Thứ ba, 11/04/2023 08:04
TMO – Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về khoáng sản, thanh tra trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính và người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Chính phủ đã ban hành 13 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 06 Quyết định và 03 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành đã ban hành 62 Thông tư, Thông tư liên tịch. Các quy định của Luật khoáng sản và các văn bản dưới Luật theo hướng chặt chẽ, minh bạch và bền vững. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản và chấn chỉnh hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân.
Ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; ngày 29/9/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 38/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản (thay thế Chị thị số 03/CT-TTg nêu trên).
Một trong những hậu quả từ việc khai thác khoáng sản trái phép là gây sạt lở, biến dạng đất. Ảnh minh hoạ
Tại các Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về khoáng sản, thanh tra trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính và người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường; kiểm tra, xử lý theo quy định đối với các cơ sở chế biến, sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, các cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, tại Chỉ thị số 38/CT-TTg nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để triển khai thực hiện các quy định mới của 05 Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản đã được ban hành từ khi có Chỉ thị số 03/CT-TTg đến nay.
Từ năm 2015 đến nay, Bộ TN&MT đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định: số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012, theo đó, đã bổ sung nhiều nội dung mới nhằm tăng cường công tác quản lý khoáng sản, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp khi được giao quyền khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại Chương III; hướng dẫn nội dung Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, quy định rõ trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu các địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép hoặc khai thác trái phép kéo dài mà không xử lý.
Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế các Nghị định số: 142/2013/NĐ-CP và 33/2017/NĐ-CP, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2020); (3) số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ, theo đó nội dung Nghị định đã bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm, tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm từ 2 đến 3 lần, đặc biệt đã quy định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác cát, sỏi và đã tăng mức xử phạt cao nhất theo quy định nhằm đủ sức răn đe các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản. Mặt khác, Bộ đã thực hiện nhiều hình thức phổ biến pháp luật về khoáng sản; đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề để xử lý các hành vi gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp với các địa phương để nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
Phạm Dung
Bình luận