Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 25/01/2025 02:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ bảy, 25/01/2025

Xử lý nghiêm các hành vi gây hại động vật hoang dã, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán

Thứ hai, 22/01/2024 19:01

TMO - Cán bộ, công chức, người lao động và người dân không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã, chim di cư trái pháp luật.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn đang đến gần, đây là thời điểm tình hình vận chuyển, kinh doanh, buôn bán thực phẩm từ động vật gia tăng mạnh bởi nhu cầu thị trường cao. Do đó, để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi các bộ, ngành và chính quyền các địa phương đề nghị đẩy mạnh thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã.

Trong đó, yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động và người dân không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã, chim di cư trái pháp luật; không nuôi, trồng, mua bán, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại; không mua các cá thể chim để phóng sinh vì đây là hành vi tiếp tay cho các hoạt động săn, bẫy chim hoang dã trái phép.

Nghiêm cấm săn bắt, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã. Ảnh minh họa

Các cơ quan, lực lượng: Kiểm lâm, kiểm ngư, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng, cảnh sát biển, công an tăng cường công tác phối hợp liên ngành. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng, cơ sở nuôi, kinh doanh động vật hoang dã, chợ chim hoang dã, các tuyến vận chuyển hàng hóa trọng điểm, đầu nậu về săn, bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài động vật hoang dã, chim di cư; ngăn chặn các hành vi săn, bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã, chim di cư tại Việt Nam; thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã, chim di cư.

Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân là dịp diễn ra nhiều hoạt động phóng sinh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nuôi, trồng, buôn bán, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại ra môi trường tự nhiên, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Xử lý thế nào?

Động vật hoang dã là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp; quý; hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các điều ước quốc tế. Theo các quy định pháp luật, tùy thuộc tính chất, mức độ hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo đó, đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, kinh doanh mua, bán động vật hoang dã và các sản phẩm của động vật hoang dã trên môi trường mạng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, có thể bị xử lý. Cụ thể: Hành vi quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi này.

Điều 21, Nghị định 35 cũng quy định rõ, tùy theo mức độ vi phạm sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng trở lên đến 400.000.000 đồng, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp vi phạm vượt mức xử lý hành chính nêu trên sẽ bị xem xét xử lý hình sự theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp; quý, hiếm. Tùy từng trường hợp và mức độ vi phạm, người bị xử phạt sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, mức phạt tù cao nhất từ 10 năm đến 15 năm.

 

 

LÝ LAN

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline