Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 05:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Xu hướng điện khí hóa

Thứ tư, 26/02/2025 11:02

TMO - Nhu cầu xe điện đang tăng nhanh nhờ những ưu điểm, thuận lợi, như tiết kiệm chi phí về dài hạn, chính sách ưu đãi thuế và bảo vệ môi trường. Mặc dù giá thành ban đầu cao hơn, nhưng về dài hạn, việc sử dụng ô tô điện có thể rẻ hơn ô tô chạy xăng do chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp hơn.

Theo quá trình phát triển của kinh tế, xã hội, các loại máy móc và thiết bị điện ra đời đã và đang góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất, tiết kiệm sức lao động của con người. Để những máy móc này hoạt động hiệu quả thì điện năng là yếu tố không thể thiếu. Tầm quan trọng của điện năng vẫn ngày càng tăng lên. Để thực hiện mục tiêu trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này, nhiều quốc gia đang thúc đẩy chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị, tòa nhà và giao thông. Chẳng hạn như, việc điện khí hóa hệ thống sưởi là một trong những kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giảm lượng khí thải từ các tòa nhà.

Theo các chuyên gia, hiện nay, các thiết bị và lưới truyền tải điện ngày càng được cải thiện, thu hút thêm nhiều người dùng mới và thúc đẩy quá trình điện khí hóa diễn ra mạnh mẽ hơn trên nhiều lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực vốn sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch như giao thông vận tải. Ô tô điện đang trở nên phổ biến.

'Giao thông xanh' - giải pháp hiệu quả góp phần giảm phát thải. Ảnh minh họa.

Theo EV-volumes (Công ty phân tích thị trường), doanh số bán xe điện toàn cầu  sẽ tăng gấp ba lần, từ 10,5 triệu chiếc vào năm 2022 lên hơn 31 triệu chiếc vào năm 2027. Với đà phát triển nhanh chóng như hiện tại, con số này sẽ còn tăng hơn gấp đôi, lên 74,5 triệu chiếc vào năm 2035. Nhu cầu xe điện đang tăng nhanh nhờ những ưu điểm, thuận lợi, như tiết kiệm chi phí về dài hạn, chính sách ưu đãi thuế và bảo vệ môi trường. Mặc dù giá thành ban đầu cao hơn, nhưng về dài hạn, việc sử dụng ô tô điện có thể rẻ hơn ô tô chạy xăng do chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp hơn. Hơn nữa, những tiến bộ công nghệ kỹ thuật đang giúp hạ giá thành sản xuất và tăng hiệu suất pin, qua đó làm tăng sức cạnh tranh của xe điện.

Có thể thấy, thúc đẩy năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng, chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của các nước trên thế giới. Hằng năm, nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư hàng trăm tỷ USD để chuyển đổi năng lượng, tái khởi động các nền kinh tế và giải quyết căn nguyên của cuộc khủng hoảng khí hậu và tự nhiên.

Châu Âu đã nhanh chóng thúc đẩy tăng trưởng năng lượng sạch trong bối cảnh căng thẳng do cuộc xung đột Nga - Ucraina đặt ra bài toán tự chủ năng lượng. Mỹ cũng đang tăng cường triển khai kế hoạch phát triển năng lượng sạch đến năm 2050, bằng cách rót vốn đầu tư lớn cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhà máy năng lượng tái tạo, cũng như thay thế dần công nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường sang năng lượng sạch. Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, đóng góp tới 55% sản lượng năng lượng tái tạo toàn cầu tăng thêm trong năm 2023 và năm 2024.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline