Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 23:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Xín Mần (Hà Giang): Lên phương án di dời một thị trấn nguy cơ sạt lở cao

Thứ năm, 13/02/2025 17:02

TMO - Tại thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) ghi nhận 16 khối sạt trượt lớn nhỏ, tiềm ẩn nguy hiểm cho hàng nghìn hộ dân.

Theo kết quả nghiên cứu, tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần đã ghi nhận 16 khối trượt lớn nhỏ, trong đó 13 khối đang hoạt động hoặc tái hoạt động, đặc biệt là các khối trượt tại sân vận động và khu hành chính huyện với chiều dài từ 350 - 500 m, rộng từ 150 - 200 m, sâu từ 12 - 18 m. Các khối trượt lớn phát triển trên diện tích kéo dài gần 2 km, từ thôn Vũ Khí qua trung tâm hành chính đến thôn Cốc Cọc. Sạt trượt diễn ra chậm trong mùa khô nhưng tăng tốc nhanh vào mùa mưa, gây khó khăn cho cảnh báo sớm.

Phân vùng nguy cơ sạt trượt, có đến 57,87% diện tích được đánh giá là có nguy cơ rất cao và cao, 26,35% diện tích có nguy cơ trung bình và chỉ có 15,78% diện tích có nguy cơ thấp. Khu vực phạm vi có nguy cơ sạt lở cao và rất cao có diện tích khoảng 2,39 km2, có khả năng ảnh hưởng tới 1.012/1.704 công trình; chiều dài đường giao thông có khả năng chịu ảnh hưởng khoảng 15,37/24,87 km; số hộ dân cư trong khu vực bị ảnh hưởng là 1.041 hộ, 3.845 khẩu (trong đó khu vực bị ảnh hưởng nguy cơ rất cao là 44 hộ, 173 khẩu).

Hiện trường một vụ sạt lở tại thị trấn Cốc Pài khiến 2 bố con tử vong vào cuối tháng 7/2024. 

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án di chuyển thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần đề xuất với tỉnh: Di dân, tái định cư cho các hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt trượt, trước mắt là 44 hộ trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi ở mới an toàn. 

Địa điểm thực hiện tại thôn Na Pan, cách trung tâm thị trấn Cốc Pài 6 km. Vị trí này, hiện nay huyện đang triển khai Dự án Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tập trung tại thôn Na Pan, thị trấn Cốc Pài từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, quy mô dự án 9,7 ha, bố trí ổn định cho 42 hộ gia đình và có thể mở rộng quy mô lên khoảng 15 ha, bố trí ổn định tối đa cho 70 hộ. Tỉnh cho chủ trương và bố trí nguồn lực đầu tư các dự án công trình và phi công trình để bảo vệ hạ tầng, các công trình hiện hữu và đảm bảo an toàn cho người, tài sản của nhân dân ở khu vực trung tâm huyện hiện tại.

Về giải pháp lâu dài, cho chủ trương và giao sở chuyên ngành chủ trì phối hợp với huyện Xín Mần khảo sát, lựa chọn vị trí đảm bảo an toàn, phù hợp với chiến lược phát triển và xây dựng đề án di chuyển trung tâm huyện Xín Mần. Dự kiến các vị trí có thể quy hoạch, xây dựng trung tâm huyện mới như sau: 

Vị trí thứ nhất: Diện tích 398 ha, gồm một phần diện tích thuộc các thôn Xín Mần, Quán Dín Ngài, Lao Pờ, xã Xín Mần (207,6 ha, trong đó diện tích trung tâm xã hiện tại 35 ha) và mở rộng một phần diện tích thuộc các thôn Khâu Tinh, xã Thèn Phàng (175,4 ha) và thôn Hồ Sáo Chải, xã Chí Cà (15 ha). Vị trí thứ hai: Tại thôn Hậu Cấu, xã Xín Mần với diện tích 248 ha.

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang đề nghị huyện Xín Mần phối hợp với các sở, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học xây dựng phương án cụ thể, nhanh chóng, đảm bảo đúng lộ trình, quy định của pháp luật; đồng thời tổ chức di dời phải gắn với sinh kế của người dân, phù hợp với từng đối tượng, để trong năm 2025 phải hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ, Quốc hội.

Huyện Xín Mần đề xuất phương án di dời, tái định cư các hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt trượt. Ảnh: VM. 

Do đặc điểm tự nhiên tại khu vực thị trấn Cốc Pài, các hiện tượng như sạt lở đất đá, hình thành phễu Karst hay hang động Karst đã xuất hiện từ lâu, gây ra thiệt hại lớn cho người và tài sản của nhân dân. Trước nguy cơ sạt lở ở mức cao, từ những năm 2009 UBND tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN triển khai Đề tài đánh giá nguy cơ sạt lở trung tâm huyện Xín Mần.

Đến giữa năm 2023, UBND tỉnh đã giao cho UBND huyện Xín Mần phối hợp với Liên danh Viện Địa chất và Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo thực hiện đánh giá diễn biến, nguy cơ sạt lở có khả năng ảnh hưởng tới khu vực trung tâm thị trấn. Từ đó, đề xuất giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại, phục vụ phát triển mở rộng không gian hạ tầng, kỹ thuật của thị trấn Cốc Pài.

Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào 11 nhóm vấn đề lớn như: Thu thập tài liệu, khảo sát hiện trạng sạt lở khu vực trung tâm thị trấn Cốc Pài và khu tái định cư Súng Sảng; đánh giá hiện trạng và dự báo nguy cơ, diễn biến sạt lở; xác định nguyên nhân, cơ chế hình thành và quá trình phát triển của quá trình sạt trượt; đánh giá các giải pháp phòng, chống sạt lở đã áp dụng và đề xuất nhiệm vụ ứng phó với sạt lở theo lộ trình.

Huyện Xín Mần cần xây dựng quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương; xây dựng các công trình phòng, chống trượt lở đất theo hướng xử lý móng sâu và tăng cường thoát nước, hạn chế tối đa việc gia tải thêm; xây dựng công trình phòng, chống đổ lở đá theo hướng tạo bẫy hoặc lưới chắn cường độ cao; xây dựng các hệ thống quan trắc, cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm. 

 

 

Đức Nam 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline