Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 23:05

Tin nóng

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 15/05/2025

“Xây nhà giúp bọn ong”: Cách làm hay hay…phá hoại?

Thứ tư, 11/05/2022 14:05

TMO – Để có được những lít mật gọi là “ong rừng”, nhiều người dân tìm những cây cổ thụ có gốc to, sau đó đục thành hốc, thêm một vài công đoạn ngụy trang để nhử ong chui vào “nhả mật”.

Những cây được chọn để đục hốc thường là những cây cổ thụ hoặc cây gỗ lớn.

Khi tiết trời vào xuân, đây cũng là thời điểm nhiều người dân huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) rủ nhau mang rìu vào những cánh rừng, họ tìm những cây cổ thụ to lớn sau đó dùng rìu đục thành những hốc gưới gốc cây. Thông thường, những hốc này có chiều sâu (đục vào thân cây) khoảng 30-40 cm, rộng và cao khoảng 40 cm. Sau khi đục hốc xong, họ ngụy trang bằng cách bịt các hốc đó lại để tạo khoảng trống bên trong thân cây, chỉ để vài lỗ nhỏ đủ để ong chui vào.

Theo những tay thợ này, các cây được chọn để đục lỗ thường là những cây cổ thụ, gốc to, vị trí cây thường ở dưới gần các khe suối, có nhiều hoa, dây leo, cỏ dại vì những vị trí này thường là nơi lý tưởng để ong rừng tìm đến làm tổ. Thông thường, mỗi hốc/tổ ong sau khoảng 3 tháng sẽ “thu hoạch” được khoảng 2-3 lít mật.

Sau khi đục thành hốc sâu vào thân cây, hốc sẽ được ngụy trang bịt kín, chỉ để những khe, lỗ nhỏ để ong chui vào. Ảnh: Đ. Thành

Một tay thợ chia sẻ, từ đầu năm, ông đục được 10 hốc cây, cộng thêm khoảng 40 hốc từ những năm trước, tổng cộng ông đang có khoảng 50 hốc cây (tương đương 50 cây cổ thụ bị xâm hại), thậm chí hơn. Mỗi mùa ông thu về khoảng 30-40 lít ong. 

Theo UBND xã Măng Ri, trên địa bàn toàn xã có khoảng 500 hộ dân, hầu như nhà nào cũng có vài hốc/tổ ong, hộ nào ít cũng kiếm được vài chục lít ong mỗi vụ, hộ nhiều thì lên đến cả trăm lít ong khi “thu hoạch”.

Chuyên gia nói gì?

Theo chuyên gia, việc người dân tìm kiếm kế sinh nhai dựa vào rừng không có gì sai, hoàn toàn phù hợp bởi từ sinh kế đó, người dân chính là người bảo vệ rừng, vì rừng đã mang lại kinh tế cho họ. Tuy nhiên, việc đục các thân cây cổ thụ, gỗ lớn để nhử ong vào làm tổ lại đang là hành động ngây hại đến cây.

Cây mọc trong rừng là những cây mọc thuận thiên, những cây này rất khỏe mạnh, xanh tốt, là một trong những thành phần chính tạo ra những cánh rừng. Nếu thân cây bị tác động, cụ thể là bị đục thành các hốc lớn hoặc đục thành lỗ sẽ làm giảm sức sống của cây, nghiêm trọng hơn sẽ làm cây yếu dần và có nguy cơ bị sâu bệnh tấn công, chỉ cần cơn gió nhẹ cũng có thể khiến cây bị ngã đổ bất cứ lúc nào. Cũng giống như những cột nhà, nếu chúng ta tác động lực mạnh hoặc đục cột sẽ ảnh hưởng lến độ bền vững của ngôi nhà.

Các hốc thường có chiều sâu khoảng 30-40 cm, cao khoảng 40 cm. Ảnh: T. Hóa

Chuyên gia cho rằng, cần phải ngăn chặn tình trạng này bằng cách tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ về tác hại việc mành đang làm, đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi sang làm việc khác cũng từ rừng. Đặc biệt, không nên tuyên truyền, giới thiệu việc đục thân cây rừng để nuôi ong là “mô hình” độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao.

Được biết, không chỉ người dân trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nhiều nơi khác như huyện Phước Sơn (Quảng Nam)…cũng đang tồn tại tình trạng người dân vào rừng tìm cây gỗ lớn đục hốc để nuôi ong lấy mật.

 

L. Mỹ Vy

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline