Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình tại các vị trí cầu vượt sông

Thứ năm, 12/09/2024 08:09

TMO - Trước diễn biến mưa lũ phức tạp, Sở Giao thông vận tải Hải Dương đã xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông tại các vị trí cầu vượt sông Trung ương và địa phương.

Cụ thể, với các cầu trên sông địa phương, Sở GTVT Hải Dương đề nghị lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với Thanh tra giao thông của sở kiểm soát phương tiện đảm bảo tải trọng và khoảng cách lưu thông trên cầu Vạn, cầu Cậy, cầu Đáy, cầu Di Linh…; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có. Khi xảy ra tình huống phải dừng lưu thông đường bộ qua các vị trí cầu vượt sông. Đồng thời, lập chốt, trực gác, điều tiết phương tiện qua các tuyến đường thay thế. Đối với giao thông đường thủy, Sở GTVT tỉnh đã có thông báo cấm phương tiện lưu thông trên 6 sông từ 18h ngày 10/9, bố trí lực lượng theo dõi các vị trí cầu vượt sông để kịp thời xử lý khi có tình huống phát sinh.

Đối với các cầu trên sông Trung ương, về giao thông đường bộ, Sở GTVT Hải Dương đề nghị lực lượng cảnh sát giao thông chủ trì phối hợp với ngành giao thông và địa phương kiểm soát các phương tiện qua cầu bảo đảm tải trọng khai thác và khoảng cách lưu thông giữa các phương tiện. Khi xảy ra tình huống, triển khai phân luồng đảm bảo an toàn giao thông.

Cụ thể, với cầu Bình, cầu An Thái, Hợp Thanh và Phú Lương, khi xảy ra tình huống sẽ bố trí lập chốt hai đầu đường dẫn. Cơ quan quản lý đường bộ, nhà thầu sửa chữa bố trí người trực gác, phân luồng hướng dẫn đường tránh cho các phương tiện lưu thông. Theo đó, với cầu Bình, các phương tiện vòng tránh cầu Bình qua các tuyến đường tỉnh 389, đường dẫn cầu Triều hoặc lưu thông trên Quốc lộ 5 vòng tránh qua Quốc lộ 38 kết nối với Quốc lộ18 và ngược lại.

Với cầu An Thái, các phương tiện vòng tránh qua cầu An Thái qua các tuyến đường tỉnh 389, đường dẫn cầu Triều hoặc lưu thông trên Quốc lộ 5 sang địa phận Hải Phòng và vòng tránh qua hướng cầu Dinh và ngược lại. Với cầu Phú Lương, các phương tiện vòng tránh qua cầu Hàn, đường tỉnh 390D, Quốc lộ 37 và ngược lại. Với cầu Hợp Thanh, các phương tiện vòng tránh qua cầu Quang Thanh, các Quốc lộ 10, Quốc lộ 5 và ngược lại.

Với giao thông đường thủy trên các tuyến sông này, Sở GTVT Hải Dương đã báo cáo, đề nghị Cục Đường thủy nội địa cấm phương tiện vận tải thủy lưu thông qua các tuyến sông Trung ương qua địa bàn tỉnh Hải Dương để bảo đảm an toàn đê điều và an toàn công trình vượt sông, chỉ đạo nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên trực xử lý phòng chống va xô các vị trí cầu. Sở GTVT Hải Dương cũng bố trí lực lượng thường xuyên theo dõi các vị trí cầu vượt sông Trung ương, kịp thời thông tin các tình huống xảy ra, báo cáo cơ quan quản lý đường thủy Trung ương kịp thời xử lý. 

Sở GTVT  Hải Dương đã xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông tại các vị trí cầu vượt sông Trung ương và địa phương (Ảnh minh họa). 

Trước diễn biến của mưa lũ, từ 7h sáng 11/9, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát lệnh báo động số III trên hệ thống sông Thái Bình, phát lệnh báo động II trên hệ thống sông Luộc. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, đến 17 giờ ngày 11/9 trên địa bàn tỉnh xảy ra 44 sự cố đê điều và 92 sự cố về thủy lợi do ảnh hưởng của mưa bão số 3. Hầu hết các sự cố đã khắc phục xong, còn lại một số ít sự cố đang triển khai xử lý, phấn đấu xử lý nhanh nhất có thể. Các lực lượng của tỉnh vẫn nỗ lực kiểm tra, phát hiện, xử lý sớm các sự cố đê điều, thủy lợi với tinh thần quyết tâm cao, bảo đảm giữ an toàn tối đa cho hệ thống công trình trước áp lực mưa lũ. 

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương thực hiện tuần tra, canh gác đê nghiêm ngặt theo cấp báo động, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều, thủy lợi ngay từ đầu theo phương châm “4 tại chỗ ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ).  

Các địa phương và các cơ quan chức năng tiếp tục tập trung, khẩn trương xử lý ngay các sự cố đê điều, hệ thống thủy lợi còn dang dở để đảm bảo an toàn. Các sự cố đã xử lý xong thì tiếp tục theo dõi chặt chẽ, chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực để xử lý ngay nếu có diễn biến xấu. Các địa phương, cơ quan chức năng thực hiện cấm tất cả các phương tiện đi trên đê trong thời gian báo động lũ, trừ các phương tiện được phép đi trên đê, quản lý chặt chẽ xe chạy trên đê theo quy định; cấm hoạt động của các đò ngang.

Do ảnh hưởng của bão số 3, hệ thống nhà màng, nhà lưới trồng dưa của xã Phạm Trấn bị hư hại nặng nề, để khôi phục lại thì phải mất ít nhất 1 tháng. Ảnh: ĐT. 

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, bão số 3 (siêu bão Yagi) ảnh hưởng tới tỉnh Hải Dương từ trưa 7/9 đến 22 giờ cùng ngày, tâm bão đi qua địa bàn tỉnh. Bão số 3 đã gây mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, gió bão mạnh cấp 12, giật cấp 13.  Bão số 3 đã gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, công trình giao thông, hệ thống công trình điện, viễn thông. Cụ thể, về sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh có khoảng 10.000 ha lúa bị đổ, khoảng 1.200 ha cây rau màu bị dập nát, hơn 600 ha cây ăn quả bị gãy, đổ. Theo các báo cáo, Hải Dương ghi nhận 3 người thiệt mạng do ảnh hưởng của bão số 3. 

Ngay sau cơn bão đi qua lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu  Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các địa phương ngoài việc thực hiện theo các kế hoạch, phương án đã xây dựng cần chủ động huy động mọi nguồn lực khẩn trương khắc phục hậu quả do bão gây ra; tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời các gia đình có người bị nạn; đảm bảo lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và động viên để người dân ổn định đời sống khi phải di dời tránh bão.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường ở các khu vực bị ảnh hưởng do bão. Các địa phương thống kê thiệt hại trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thả thủy sản và cơ sở hạ tầng; đánh giá mức độ thiệt hại để có giải pháp khắc phục hậu quả...

Trước ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, địa phương này cũng đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó và giảm thiệt hại. Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục  kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất để chủ động sớm di dời, sơ tán người dân, nhất là các đối tượng yếu thế (người già, trẻ em, người khuyết tật...) đến nơi an toàn. Chủ động, sẵn sàng các lực lượng, phương tiện ứng phó với tình hình mưa lũ và cứu nạn, cứu hộ theo phương châm “4 tại chỗ”.

 

 

Lê Lý 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline