Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 16:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Xây dựng kịch bản ứng phó với hạn mặn ở mức cao nhất

Thứ năm, 17/02/2022 17:02

TMO - Tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành kế hoạch phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 kịch bản, trong đó lấy kịch bản tương đương với mùa khô 2019- 2020 để xây dựng giải pháp.

Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào mùa khô, mặn tại các cửa sông đã bắt đầu xâm nhập sâu. Nhiều địa phương đang tích cực các giải pháp ứng phó. Tại Vĩnh Long, địa phương được dự báo có khả năng sẽ bị nước mặn xâm nhập, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, có 3 kịch bản xâm nhập mặn xảy ra. Trong đó, tỉnh chọn kịch bản 3 (mặn xâm nhập rất sâu, độ mặn lên rất cao như xảy ra trong mùa khô năm 2019 - 2020) để đề ra các biện pháp công trình và phi công trình ứng phó. 

Với kịch bản này, dự báo trên sông Hậu, ranh giới mặn 4‰ lấn sâu vào khoảng 60km. Trên sông Cổ Chiên, ranh mặn 4‰ ảnh hưởng tới xã Mỹ Phước (Mang Thít), cách cửa biển 70km. Phía sông Tiền, ranh giới mặn trên 4‰ xuất hiện tại xã Bình Hòa Phước (Long Hồ), cách cửa biển khoảng 90km. Xâm nhập mặn dự báo kéo dài đến tận tháng 5. Số huyện bị ảnh hưởng là 6 huyện, thị. Diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn gần 67.300 ha, diện tích cây trồng bị hạn, thiếu nước gần 95.000 ha. Bên cạnh đó, có khả năng có hơn 75.700 hộ bị thiếu nước sinh hoạt, 51 trạm cấp nước sạch có thời đoạn đã sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn và 55 xã có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt...

Để chủ động ứng phó với diễn biến hạn, mặn tại kịch bản 3, tỉnh đã triển khai kế hoạch thực hiện 26 công trình, dự án thủy lợi, cấp nước sạch, mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng hạn, mặn và hỗ trợ nước tưới cho vườn cây ăn trái; hỗ trợ nhiên liệu, phương tiện huy động cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt với kinh phí cần đầu tư trên 1.150 tỷ đồng.

Công trình ngăn mặn cống Vũng sẽ được phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống hạn, mặn tại tỉnh thời gian tới

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh cho biết, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã kết hợp với vốn đối ứng của địa phương, một số cống lớn có diện tích phục vụ từ vài ngàn đến vài chục ngàn ha, trữ được lượng nước khá lớn đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, phần lớn tập trung ở vùng Nam Măng Thít.

Tuy nhiên, việc trữ nước của các cống lớn này cũng chưa kín, vì một số đầu kênh đối diện còn chưa có cống. Vùng Nam sông Măng Thít vẫn còn hở, nên nước mặn vẫn còn thâm nhập vào nội vùng. Hiện tại, việc trữ nước trên địa bàn tỉnh chỉ nhờ vào những kinh, rạch nội đồng trong vùng ô đê bao, kinh nhỏ nên lượng nước ngọt trữ rất hạn chế…

Nhằm chủ động ứng phó với mùa hạn, mặn năm 2022, từ cuối năm 2021, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long đã sớm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm nay. Tỉnh cũng chú trọng công tác thông tin, truyền thông hỗ trợ các địa phương, người dân và chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Tỉnh Vĩnh Long tiến hành gia cố các công trình thủy lợi nhằm ứng phó với tình huống hạn mặn xảy ra cao nhất 

Theo đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long sẽ tổ chức các cuộc tuyên truyền và tập huấn tại các huyện có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng hạn, mặn như Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Long Hồ và Thị xã Bình Minh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng hạn, mặn. Bên cạnh đó, in ấn tờ bướm tuyên truyền về quản lý dịch hại và phòng chống thiệt hại do thiên tai trên cây trồng.

Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên thông báo về mực nước, độ mặn hàng ngày qua hệ thống tin nhắn SMS đến 204 đầu số tới các cán bộ lãnh đạo, quản lý của sở, ngành tỉnh và các huyện, thị, thành phố.

Bên cạnh đó, UBND huyện, thị xã, thành phố dự kiến đầu tư thực hiện 53 công trình thủy lợi với chiều dài gần 120.000m, kinh phí trên 24 tỷ đồng, phục vụ cho 6.230 ha đất canh tác. Ngoài ra, khi cần thiết các huyện sẽ huy động số máy bơm, trạm bơm tưới hiện có, gồm: 5 trạm bơm điện tưới, 165 máy bơm dầu và trên 24.000 máy bơm nhỏ trong dân để bơm tát chống hạn, thiếu nước.

Các đơn vị cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh triển khai các phương án chủ động điều tiết nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ người dân

Để ứng phó với xâm nhập mặn xảy ra theo kịch bản tương đương hay vượt mùa khô năm 2019 - 2020, khi độ mặn sông, rạch vượt 3‰, các công ty nước sạch trên địa bàn tỉnh sẽ cung cấp nước đảm bảo sinh hoạt cho người dân trong vùng phục vụ với lượng nước 1.000 m3/ngày. Đồng thời dự kiến thuê xà lan, xe bồn để chở nước ngọt cấp cho các chi nhánh cấp nước Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình và Cái Ngang trong vòng 10 - 15 ngày.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cũng đang tập trung vận hành 94 trạm, liên trạm cấp nước nông thôn và phân tuyến cấp nước trên 27 trạm cấp nước theo giờ nhằm đảm bảo cấp nước trong thời gian bị hạn, mặn.

 

 

Hoàng Lam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline