Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 04:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Xây dựng kế hoạch khắc phục khẩn cấp sạt lở ven sông Hồng

Chủ nhật, 27/11/2022 06:11

TMO - UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và thực hiện xây dựng 2 công trình xử lý khắc phục khẩn cấp tình trạng sạt lở kè Linh Chiểu, kè Phương Độ và kè Cẩm Đình. Tổng mức đầu tư là 145 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành thi công trước 30/6/2023.

Theo đánh giá khảo sát của các ngành chức năng, hiện trạng toàn bộ lăng thể đá hộ chân mái bờ sông (kè Linh Chiểu) đã bị dòng chảy cuốn trôi rất nhiều, một số vị trí không còn đỉnh cơ kè. Khu vực này tuyến kè gần chân đê thượng lưu tuyến đê hữu Hồng (đê cấp I). Các vị trí sạt lở có xu hướng tiếp tục phát triển, mở rộng đặc biệt là trong mùa mưa bão do dòng chảy trên sông đang có xu hướng áp sát bờ sông, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định công trình đê điều.

Đối với kè Phương Độ, đoạn tương ứng từ K34+800 đến K35+500 hê hữu Hồng đang xuất hiện một số cung sạt, mỗi cung sạt dài từ 10m đến 30m; cung sạt rộng từ 1,5m đến 2m, tạo vách đứng từ 1m đến 4m. Hiện trạng phần lăng thể đá hộ chân mái bờ sông (kè Phương Độ) đã bị dòng chảy cuốn trôi rất nhiều, một số vị trí không còn đỉnh cơ kè. Bờ sông khu vực bảo vệ của tuyến kè có khoảng 15 hộ sinh sống. Các vị trí sạt lở có xu hướng tiếp tục phát triển, mở rộng đặc biệt là trong mùa mưa bão do dòng chảy trên sông đang có xu hướng áp sát bờ sông, đe doạ an toàn đến tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống ven sông.

Tình trạng sạt lở tại nhiều bờ kè ven sông Hồng đang diễn biến nghiêm trọng 

Trong khi đó, khu vực kè Cẩm Đình, đoạn tương ứng từ K0+200 đến K1+300 đê Vân Cốc (xã Xuân Đình) xuất hiện 3 vị trí sạt lở nghiêm trọng. Các cung sạt có chiều dài từ 20 - 25m, rộng từ 1 - 1,5m; sâu từ 2 - 2,5ml; toàn tuyến xuất hiện nhiều điểm xung yếu, chân kè đã bị xói lở mất chân, mái bờ sông bị sụt lún.

Trong phạm vi bảo vệ tuyến kè có khoảng 200 hộ dân sinh sống ở vùng bãi sông. Tại vị trí sạt lở, phần lớn vật liệu hộ chân đê đã bị dòng chảy cuốn trôi, một số cung sạt lở đã ăn sâu vào mái bờ sông, sạt lở có xu hướng tiếp tục phát triển, mở rộng đặc biệt là trong mùa mưa bão do dòng chủ lưu sông Hồng có xu hướng áp sát bờ sông, đe dọa an toàn an toán đến tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống ven sông.

Theo đó, các vị trí sạt lở có xu hướng tiếp tục phát triển, mở rộng do dòng chảy trên sông Hồng đang có xu hướng áp sát bờ sông. Đặc biệt, bờ sông có các tuyến kè bảo vệ có nhiều hộ dân đang sinh sống, chính vì vậy, nguy cơ đe dọa tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân sinh sống ven sông…Trước tình trạng trên, UBND huyện Phúc Thọ đã rà soát, vận động, lên phương án sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm của các tuyến kè sạt lở. Cảnh báo, giám sát người dân hạn chế, không qua lại khu vực nguy hiểm. Đồng thời, hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công trình hạ tầng…

Để bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã công bố tình trạng khẩn cấp và ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình để ngăn chặn tình trạng sạt lở kè Linh Chiểu, kè Phương Độ, kè Cẩm Đình trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Đồng thời, giao Sở NN&PTNT quản lý và thực hiện xây dựng 2 công trình xử lý khắc phục khẩn cấp tình trạng sạt lở kè Linh Chiểu, kè Phương Độ và kè Cẩm Đình. Hai dự án có tổng mức đầu tư lần lượt là 70 tỷ và 75 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành thi công trước 30/6/2023.

UBND thành phố Hà Nội đã công bố tình trạng khẩn cấp và ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình để ngăn chặn tình trạng sạt lở kè tại các vị trí trên 

Hai dự án được triển khai nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng sạt lở, giữ ổn định bờ sông Hồng; bảo đảm an toàn công trình đê điều, an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước, Nhân dân trong khu vực... UBND TP.Hà Nội đề nghị Sở NN&PTNT (chủ đầu tư) phê duyệt phương án xây dựng khẩn cấp. Kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý chất lượng công trình. Cùng với đó, thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định hiện hành.

Trước đó, thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở một số vị trí đê tả Đuống, đê hữu Hồng, đê tả Cà Lồ và ban hành các lệnh khẩn cấp xây dựng công trình khắc phục các vị trí đang sạt lở. 

 

 

Trọng Tùng 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline