Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 16:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá quá trình giảm thiểu rác thải

Thứ bảy, 03/06/2023 13:06

TMO - Bình quân mỗi ha trồng lúa hiện nay nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1kg vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật/vụ, còn đối với hoa màu, cây công nghiệp thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn, gấp 2-3 lần trồng lúa; với diện tích khoảng 150.000ha/năm trồng lúa và gần 75.000ha/năm rau màu, ước tính lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng lên tới con số hàng trăm tấn.

Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2021, tổng lượng chất thải rắn (bao gồm chất thải nhựa) phát sinh từ trồng trọt khoảng 661,5 nghìn tấn/năm (gồm 550 nghìn tấn nylon, 77,49 nghìn tấn vỏ bao bì phân bón và 33,98 nghìn tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật); từ chăn nuôi là 67.93 triệu tấn (gồm 77 nghìn tấn chất thải nhựa vỏ bao bì thức ăn); từ thủy sản là 880 nghìn tấn bùn thải và 273 nghìn tấn chất thải từ bao bì thức ăn, vỏ thuốc thú y và các loại chất rắn khác. Riêng đối với lĩnh vực khai thác thủy hải sản, Báo cáo kết quả nghiên cứu chất thải nhựa do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản thực hiện cho thấy, trong các loại rác thải nhựa thải bỏ ra môi trường từ các tàu cá, rác thải nhựa sinh hoạt chiếm tỷ lệ hơn 87,7%, tương đương 7,6 tấn/năm. Nguồn thải này do ý thức và thói quen của chủ tàu.

(Ảnh minh họa)

một trong những địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình cho biết, bình quân mỗi ha trồng lúa hiện nay nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1kg vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật/vụ, còn đối với rau màu, cây công nghiệp thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn, gấp 2-3 lần trồng lúa; với diện tích khoảng 150.000ha/năm trồng lúa và gần 75.000ha/năm rau màu, ước tính lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng tại Thái Bình lên tới con số hàng trăm tấn. Để giảm thiểu chất thải nhựa ra ngoài môi trường, tỉnh Thái Bình đã thực hiện và nhân rộng Mô hình “Cánh đồng sạch - thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật” ở hầu hết các xã, thị trấn với tổng số hơn 4.500 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật được xây dựng và đưa vào hoạt động trên các cánh đồng nhằm phân loại rác thải nhựa tại nguồn và thu gom, xử lý theo quy định.

Để thực hiện thành công kế hoạch quốc gia về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp và thủy sản, các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam nên đẩy nhanh các giải pháp hiệu quả hướng tới kế hoạch quốc gia. Bên cạnh đó, xây dựng dữ liệu cơ sở về ô nhiễm nhựa và chất thải nhựa, cũng như hệ thống giám sát khả thi từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh để đánh giá quá trình giảm thiểu chất thải nhựa trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy những mô hình thu gom và tái chế hiệu quả, sử dụng vật liệu đóng gói thay thế cho nhựa dùng một lần trên đồng ruộng; tập huấn người dân và các bên liên quan trong nông nghiệp về tác động đến môi trường của nhựa, cũng như sự sẵn có các giải pháp thay thế.

 

 

PV

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline