Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 05:04

Tin nóng

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Thứ tư, 16/04/2025

Xâm nhập mặn tiến sâu nội đồng vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thứ tư, 09/04/2025 15:04

TMO - Trong tháng 4/2025, khu vực đồng bằng sông Cửu Long được dự báo đối diện với nguy cơ xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, đặc biệt là ở các khu vực ven sông Hậu, Tiền và Vàm Cỏ Tây.

Theo thông tin từ Ủy ban sông Mekong Việt Nam, nền dòng chảy mùa khô năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện vẫn đang ở mức thấp, dự báo nước mặn sẽ còn xâm nhập mạnh hơn vào trong nội đồng. Vì vậy, các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng mặn cần theo sát các thông tin giám sát mặn và các bản tin dự báo xâm nhập mặn để vận hành công trình ngăn mặn phù hợp, bảo vệ sản xuất.

Tổng lượng mưa trong tháng 4 trên lưu vực sông Mekong sẽ ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, chênh lệch so với trung bình nhiều năm từ 5-20%, tùy từng tiểu lưu vực. Trong đó, các khu vực thượng lưu sông Mekong ở mức tương đương trung bình nhiều năm; khu vực Đông Bắc Thái Lan, Trung và Nam Lào có xu thế cao hơn trung bình nhiều năm. Các hồ trên sông Lan Thương đang chứa ở mức tương đối cao khoảng 60% tổng dung tích hữu ích. Các hồ ở hạ lưu vực sông Mekong cũng đang chứa ở mức khoảng 40% dung tích hữu ích và có thể sẽ tiếp tục phát điện như hiện nay. 

Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định, mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) trong tháng 4 sẽ biến động theo thủy triều trong khoảng từ 1,1-1,5m. Lưu lượng trung bình ngày qua trạm Tân Châu trong tháng 4 sẽ biến động trong khoảng 3.000 m3/s đến 5.000 m3/s, ở mức cao hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm và năm 2024 từ 5 đến 8%. Tổng lượng dòng chảy trong tháng 4 tại trạm Tân Châu sẽ ở mức từ 10,1 tỷ m3 đến 11,7 tỷ m3, chênh lệch so với trung bình nhiều năm từ dưới 6% đến hơn 9% và cao hơn cùng kỳ 2024 khoảng từ 1-17%.

Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Châu Đốc (tỉnh An Giang) trong tháng 4 được nhận định sẽ biến động trong khoảng từ 1,2-1,6 m. Lưu lượng trung bình ngày qua trạm Châu Đốc trong tháng này sẽ biến động trong khoảng 280 m3/s đến 800 m3/s ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm và cao hơn cùng kỳ năm 2024 khoảng 25%. Tổng lượng dòng chảy qua trạm Châu Đốc được dự báo ở mức từ 1,3-1,6 tỷ m3 ở mức tương đương trung bình nhiều năm và cao hơn cùng kỳ năm 2024 từ 23-53 %.

Xâm nhập mặn được dự báo tiếp tục tiến sâu vào nội đồng vùng ĐBSCL trong tháng 4. 

Trên cơ sở kết quả dự báo dòng chảy và dự báo triều tháng 4, Ủy ban sông Mekong Việt Nam dự báo đường ranh mặn 1 g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn (là sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây) lần lượt từ 45-54 km, 47-55 km và từ 50-62 km; mức độ xâm nhập mặn có xu thế thấp so với cùng kỳ tháng 4/2024. Đường ranh mặn 4g/l trên ba nhánh sông sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây lần lượt từ 42-49 km; 41-50 km và từ 45-55 km; mức độ xâm xâm nhập mặn có xu thế thấp so với cùng kỳ tháng 4/2024.

Do vậy, các địa phương trong khu vực ĐBSCL cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ thông tin về diễn biến nguồn nước trên các sông, kênh để chủ động trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, tránh hiện tượng cạn kiệt cục bộ. Ngoài ra, mặn sẽ xâm nhập mạnh hơn vào trong nội đồng, nên các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng mặn cần theo sát các thông tin giám sát mặn và các bản tin dự báo xâm nhập mặn để vận hành công trình ngăn mặn phù hợp bảo vệ sản xuất.

Các huyện thường xuyên bị nhiễm mặn bao gồm: Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa và thành phố Tân An (tỉnh Long An); Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang); Ba Tri, Bình Đại (tỉnh Bến Tre); Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (tỉnh Trà Vinh); Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng); Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long (tỉnh Bạc Liêu); Vĩnh Thuận, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành (tỉnh Kiên Giang); Long Mỹ, Vị Thủy, Ngã Bảy, Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang).  

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước là thách thức lớn đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là vấn đề cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Thống kê, toàn vùng ĐBSCL có 15 hệ thống thủy lợi phục vụ trên 2,5 triệu ha, chiếm 64% diện tích toàn khu vực. Mùa khô ở vùng ĐBSCL có 2 đợt triều cường lớn nên gây mặn xâm nhập cao. Do đó, các giải pháp vận hành, khai thác phải được đồng bộ để mang lại hiệu quả cao. Người dân, chính quyền địa phương cần chủ động tích trữ, điều tiết nguồn nước và dịch chuyển thời vụ để hình thành thói quen chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời có những giải pháp để chuyển đổi cây trồng thích ứng với hạn, mặn, chủ động tích trữ, sử dụng nước hợp lý trong sản xuất và sinh hoạt.../.

 

Khánh Ly

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline