Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 14:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ bảy, 22/02/2025

Xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng, đe dọa diện tích cây ăn quả

Thứ tư, 16/02/2022 17:02

TMO - Những ngày qua tại tỉnh Sóc Trăng, các khu vực dọc theo vùng ven biển Vĩnh Châu và các cửa sông Hậu, sông Mỹ Thanh ghi nhận độ mặn tăng cao. Gió đông mạnh kết hợp cùng triều cường rằm tháng Giêng khiến nước mặn vào các cửa sông, xâm nhập sâu vào vùng thủy nội địa.

Thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho biết, Từ trước Tết Nguyên Đán đến nay bắt đầu cao điểm mùa khô, mặn có xu hướng tăng nhanh. Do đó, các địa phương có hệ thống kinh, rạch tiếp giáp vùng cửa sông, ven sông lớn và điểm cống đập xung yếu đều đã đóng kín.

Hiện nay mặn xâm nhập theo hướng sông Hậu vượt qua Đại Ngãi vào tới Thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) với độ mặn lên 4 - 5‰. Nước mặn tại Cầu Rạch Vọm, xã An Lạc Tây huyện Kế Sách độ mặn đô được từ 3 - 3,2‰ và có khả năng tăng lên 4‰. Tại huyện Kế Sách, tổng diện tích trồng cây ăn quả lên đến 16.000 ha với những cây ăn quả chủ lực như bưởi da xanh, vú sữa, sầu riêng, măng cụt. Trong thời gian tới, nếu mặn gia tăng thì diện tích trên sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Tỉnh Sóc Trăng chủ động nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy

Tỉnh Sóc Trăng được xem là địa bàn xung yếu, nơi “đầu sóng” tiếp giáp bờ biển dài 70 km. Theo kinh nghiệm qua mùa khô khốc liệt các năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020 mặn tăng cao đỉnh điểm đã gây nhiều thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tỉnh đã thực hiện chuyển cơ cấu sản xuất, chuyển đổi lịch thời vụ cây trồng. Đặc biệt chú trọng các giải pháp thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt bảo vệ cây trồng mùa khô.

Theo Chi cục Thuỷ lợi Sóc Trăng, nhờ chuyển đổi lịch gieo trồng sớm nên đến nay phần lớn diện tích trong số hơn 40.000 ha lúa đông xuân 2021 - 2022 quanh khu vực hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhựt đã thu hoạch xong, an toàn. Hiện lượng nước ngọt trữ trong hệ thống kinh, rạch còn đảm bảo cho ghe chở lúa, chở máy gặt đập lưu thông khả năng tưới tiêu hơn nửa tháng tới.

Các hộ dân thực hiện trữ nước ngay tại vườn trồng cây ăn quả

Hiện nay, hệ thống thủy lợi tỉnh Sóc Trăng được phân thành 7 vùng dự án gồm: Vùng dự án Kế Sách, vùng Cù lao Sông Hậu, vùng dự án Long Phú - Tiếp Nhựt, vùng dự án Ba Rinh - Tà Liêm, vùng dự án Quản lộ Phụng Hiệp và vùng dự án Thạnh Mỹ.

Trong năm qua, nhiều công trình phòng chống hạn mặn của tỉnh như vùng dự án Long Phú  Tiếp Nhựt, vùng dự án Ba Rinh - Tà Liêm đã kịp thời thi công hoàn chỉnh và đưa vào vận hành, đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Riêng trạm bơm nước ngọt cống Bà Xẩm đang thi công, khoảng một tháng nữa sẽ hoàn thành, đảm bảo thêm nguồn cung nước ngọt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong mùa khô. Trong khi đó, hệ thống cống 10 cống do Bộ NN&PTNT đầu tư và đang thi công, dự kiến đến năm 2025 hoàn thành sẽ bảo vệ khu vực vườn cây ăn quả 40.000 ha tại huyện Kế Sách.

Vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã đề xuất thêm dự án Âu thuyền Đại Ngại, nếu được thi công sẽ đảm bảo 80% nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Còn lại 20% thuộc một số khu vực như An Thanh Nam thuộc huyện Cù Lao Dung và vùng ven biển Vĩnh Châu đang thực hiện chuyển đổi sang vùng nuôi thủy sản.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline