Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 17:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

Xác định thời điểm đại dịch kết thúc dựa trên tiêu chí nào?

Thứ sáu, 10/12/2021 14:12

TMO - Cho đến nay, thế giới chưa đưa ra định nghĩa rõ ràng về thời điểm một đại dịch bắt đầu bùng phát và kết thúc. Mối đe dọa của một đợt bùng phát quy mô toàn cầu đối với từng quốc gia có thể khác nhau.

Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) TS. Michael Ryan cho rằng: "Đó là một nhận định mang tính chủ quan vì nó (thời điểm đại dịch chấm dứt) không chỉ liên quan đến số ca bệnh. Nó còn liên quan đến mức độ nghiêm trọng và tác động mà đại dịch gây ra".

Tháng 1/2020, WHO xếp dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu gây lo ngại trên phạm vi quốc tế. Sau đó, đến tháng 3/2020, tổ chức này công bố đây là đại dịch, phản ánh thực tế là virus đã lan tới gần như tất cả các lục địa.

Chợ Giáng sinh tại Montreux, Thụy Sĩ, ngày 6/12/2021. (Ảnh: Reuters).

Đại dịch có thể được công nhận rộng rãi là đã kết thúc khi WHO quyết định rằng SARS-CoV-2 không còn gây ra tình trạng khẩn cấp gây lo ngại trên phạm vi toàn cầu, đây một tiêu chí mà ủy ban chuyên gia của WHO đánh giá lại 3 tháng/1 lần.

Tiến sĩ Chris Woods, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Duke (Mỹ), nhận định, dù không có tiêu chí được thống nhất trên toàn cầu, nhưng các quốc gia có thể sẽ dựa vào đà giảm bền vững của số ca bệnh trong một khoảng thời gian để đưa ra quyết định đại dịch chấm dứt hay chưa.

Các nhà khoa học cho rằng, SARS-CoV-2 sẽ trở thành một virus dễ dự báo, tương tự virus gây cúm mùa. Điều đó có nghĩa là nó sẽ gây ra các đợt bùng phát theo mùa, nhưng không bùng trên quy mô lớn như hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Woods, ngay cả khi điều này trở thành hiện thực thì một số thói quen như đeo khẩu trang tại nơi công cộng vẫn nên được duy trì.

"Ngay cả sau khi đại dịch kết thúc, Covid-19 sẽ vẫn ở lại với chúng ta", ông Woods cảnh báo.

Theo thống kê của Worldomters, tính đến 8 giờ ngày 10/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng gần 269 triệu ca mắc và hơn 5,3 triệu ca tử vong do Covid-19. Trong đó, châu Âu hiện chiếm hơn 50% số ca mắc mới trên toàn cầu mỗi ngày. Nhiều quốc gia trên thế giới đang siết chặt các biện pháp hạn chế cũng như nâng cao cảnh giác trước làn sóng bùng dịch mới sau khi biến thể Omicron xuất hiện và lễ Giáng sinh, năm mới 2022 đang đến rất gần.

 

Thu Hường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline