Hotline: 0941068156

Thứ năm, 04/07/2024 22:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 04/07/2024

Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân trong phòng chống thiên tai

Thứ ba, 02/07/2024 14:07

TMO – Chính phủ yêu cầu trong quá trình kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp, công tác đảo đảm phòng, chống thiên tai vẫn cần được thực hiện nghiêm, hiệu quả theo quy định.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai trong thời gian kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục sử dụng tổ chức bộ máy, phương tiện, trang thiết bị hiện có để tổ chức theo dõi, giám sát, chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống thiên tai (bao gồm cả việc tổ chức vận hành các hồ chứa nước theo các Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông).

Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai từ ngày 01/7/2024 đến thời điểm Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp được kiện toàn theo quy định của Luật phòng thủ dân sự và đi vào hoạt động nhằm bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai được vận hành thông suốt, kịp thời, hiệu quả, không xảy ra khoảng trống, gián đoạn trong công tác theo dõi, giám sát, tham mưu, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai (nhất là thời điểm hiện nay đang là thời kỳ cao điểm về nguy cơ xảy ra bão, mưa lũ). 

Diễn tập ứng phó sự cố thiên tai.

Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan khẩn trương rà soát các quy định hiện hành có liên quan đến trách nhiệm của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền phương án xử lý hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu cần) nhằm xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai được vận hành thông suốt, kịp thời, hiệu quả, thống nhất với quy định của Luật phòng thủ dân sự, Luật phòng, chống thiên tai và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Luật Phòng thủ dân sự được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5 (ngày 20/6/2023). Luật có 07 chương và 55 điều, quy định nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự.

Luật Phòng thủ dân sự cũng xác định rõ nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự. Đó là: Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu…/.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline