Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 25/05/2025 01:05

Tin nóng

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

Chủ nhật, 25/05/2025

Vụ sạt lở khiến 4 người tử vong ở Lâm Đồng: “Vườn sầu riêng thuộc đất rừng phòng hộ"

Thứ tư, 02/08/2023 08:08

TMO – Đại diện Cục Lâm nghiệp khẳng định, vị trí sạt lở khiến 4 người tử vong nằm trong đất rừng phòng hộ. Để người dân canh tác trồng sầu riêng thì chắc chắn có nhiệm thuộc của chính quyền địa phương.

Chiều ngày 30/7 tại đèo Bảo Lộc (trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng vùi lấp trạm cảnh sát giao thông khiến 3 cán bộ chiến sỹ cảnh sát giao thông cùng 1 người mất tích. Tỉnh Lâm Đồng đã huy động nhiều lực cùng phương tiện thiết bị tham gia tìm kiếm cứu nạn, tuy nhiên cả 4 người đã tử vong.

Vụ sạt lở làm 4 người tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến vụ sạt lở đất đá nghiêm trọng trên được cho là do mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, điểm sạt lở nằm ngay dưới chân của vạt rừng, cây rừng và thảm bì phía trên và khu vực xung quanh bị phá hủy hoàn toàn để trồng sầu riêng. Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài lượng mưa lớn, việc cây rừng bị phá hủy trơ trụi để thay thế canh tác cây trồng khác cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở bởi khi cây rừng và thảm bì không còn sẽ làm suy giảm khả năng chống chịu trong khi độ dốc của điểm sạt lở rất cao. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có mặt tại hiện trường vụ sạt lở để chỉ đạo công tác cứu nạn và khắc phục hậu quả. Tại đây, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo cần làm rõ nguyên nhân xảy ra sạt lở.

Diện tích rừng phòng hộ được chuyển đổi trồng cây sầu riêng. Ảnh: Đặng Dương - Hải Long.

Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 1/8, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Triệu Văn Lực cho biết, vườn sầu riêng nằm ở vị trí sạt lở trên đèo Bảo Lộc thuộc đất rừng phòng hộ. Rừng phòng hộ trên cạn theo quy định phải trồng cây bản địa, có bộ rễ phát triển, lá không rụng theo mùa, việc để xảy ra sạt lở chắc chắn có trách nhiệm của địa phương trong thực hiện quy hoạch. Theo đại diện Cục Lâm nghiệp, ban đầu vụ sạt lở do tác động của lượng mưa quá lớn, mưa kéo dài nhiều ngày. Trong khi đó vị trí sạt lở là đồi trồng sầu riêng có thế đất rất cao, thảm thực bì không được tăng cường do cây mới được trồng từ năm 2019 nên không có độ che phủ.

Theo tìm hiểu của Phóng viên, khu đất trồng sầu riêng (nơi xảy ra sạt lở) của một hộ gia đình sinh sống ở khu vực này trước năm 1975 và khai phá đất để làm rẫy từ năm 1985. Đến năm 2008, toàn bộ khu đất này được đưa ra quy hoạch lâm nghiệp theo Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng. Đại diện hộ dân này cho biết, trước kia gia đình trồng cây mít, bơ, cà phê, gần đây mới cải tạo lại để trồng sầu riêng.

Vụ sạt lở xảy ra vào cuối tháng 6 trên địa bàn TP Đà Lạt khiến 2 người tử vong và nhiều người bị thương. 

Thời gian gần đây, khu vực Tây Nguyên nói chung và trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng thường xuyên xảy ra sạt lở đất. Trước đó, vào cuối tháng 6 trên địa bàn TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng khiến 2 người tử vong và nhiều người bị thương. Các chuyên gia chỉ ra 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở đất tại Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên. Theo các chuyên gia, lượng mưa lớn kéo dài nhiều ngày, cấu tạo của nền đất vốn đã yếu và diện tích rừng suy giảm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không phù hợp là 3 nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở ngày càng gia tăng.

 

Vì sao liên tiếp xảy ra sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng?

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline