Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 18:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Vĩnh Phúc: Tập trung khắc phục thiệt hại do thiên tai

Thứ sáu, 03/06/2022 12:06

TMO - Đợt mưa lớn, kéo dài từ ngày 22 đến 24/5 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nhấn chìm 12.600 ha lúa, hoa màu, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng.

Mực nước trên các sông hiện nay vẫn ở mức cao nên toàn bộ lượng nước trên địa bàn tiêu thoát rất chậm vì phụ thuộc vào mực nước trên sông Cầu. Để khắc phục tình trạng trên, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo tiếp tục khơi thông dòng chảy, vớt bèo rác, vật cản trên sông để bảo đảm tiêu thoát nước nhanh.

TP. Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo là 2 khu vực bị thiệt hại nặng nhất.

Các đơn vị tổ chức bơm tiêu, đắp chặn ngăn nước cục bộ, bảo vệ các khu vực trọng yếu, máy móc thiết bị quan trọng để có thể hoạt động bình thường khi nước rút. Đồng thời, vận hành tối đa công suất các trạm bơm tiêu ra sông Lô, sông Phó Đáy. Trong trường hợp không mưa, xem xét tạm dừng vận hành một số trạm bơm tiêu để giảm lượng nước đổ vào sông Phan, giảm ngập úng cho các vùng hạ du.

Để vận hành bảo đảm ưu tiên hàng đầu an toàn các công trình hồ đập, vận hành các trạm bơm tiêu, điều tiết, giảm thiểu tình hình ngập úng trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã và đang theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, tình hình ngập úng trong nội đồng, ngoài sông để kịp thời đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ đầu mọi sự cố hư hỏng về đê, kè, cống có thể xảy ra; chuẩn bị và sẵn sàng huy động đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nhân lực.

 

Thảo Phương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline