Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 23:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Vĩnh Phúc: Suy giảm hơn 10.000ha đất trồng cây hàng năm

Thứ sáu, 26/04/2024 10:04

TMO - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, nếu như năm 2016 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh đạt 95.930ha thì đến năm 2023 chỉ còn 84.500ha.

Từ năm 2016 tới nay, Vĩnh Phúc giảm hơn 10.000ha đất trồng cây hàng năm, do phát triển đô thị và phát triển công nghiệp, dịch vụ. Thông tin từ Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc cho biết, mặc dù diện tích giảm nhưng với giống mới, công nghệ mới và có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nên về cơ bản sản lượng không giảm nhiều, thậm chí có thời điểm còn tăng như năm 2023 lúa tăng 12%, ngô tăng 3,7%, rau các loại tăng 15,8% so với năm 2022.

Hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành được trên 4.800ha rau an toàn, hàng chục mô hình trồng trọt theo hướng hữu cơ như thanh long ruột đỏ ở huyện Lập Thạch; dưa lê ở huyện Tam Dương; lúa tại các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc, Lập Thạch; rau su su ở huyện Tam Đảo…

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giảm mạnh tuy nhiên sản lượng không bị giảm nhiều. Ảnh: VS. 

Trong chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Phúc sẽ giữ ổn định 23.593ha đất lúa, đảm bảo sản lượng trên 252.000 tấn thóc; xây dựng các vùng sản xuất rau chuyên canh ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô; xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất tới sơ chế, chế biến và tiêu thụ rau;

Bên cạnh đó, phát triển trồng ngô tại các vùng đất bãi ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Sông Lô; phát triển cây ăn quả tại các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường, Yên Lạc; phát triển cây dược liệu tại các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, TP.Phúc Yên; chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh tại TP.Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Đảo…

Năm 2023 tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 11.600 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2022. Kết quả này đã đưa Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ nhất vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 9 cả nước về tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2023. Hết năm 2023, toàn tỉnh có 130 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu, 1 thôn đạt chuẩn thôn thông minh, 32 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…

 

 

Bùi Tuấn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline