Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 02/11/2024 02:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ bảy, 02/11/2024

Việt Nam – Qatar: Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt là năng lượng

Thứ sáu, 01/11/2024 09:11

TMO – Theo Quốc Vụ khanh phụ trách các vấn đề năng lượng Qatar, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu châu Á, kéo theo nhu cầu năng lượng tăng trưởng cao; bày tỏ ủng hộ việc đàm phán, ký kết văn kiện hợp tác với phía Việt Nam về năng lượng, khí đốt, đồng thời đề xuất đàm phán thỏa thuận về sản xuất, cung ứng phân đạm ure – một sản phẩm chế biến từ dầu khí.

Định hướng phát triển năng lượng

Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Ngành năng lượng phát triển hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ của thế giới.

Phát triển ngành công nghiệp năng lượng độc lập tự chủ; hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp năng lượng sạch và xuất khẩu năng lượng tái tạo của khu vực. Cụ thể, về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Quy hoạch đặt mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050: Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng 107 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và đạt 165 - 184 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050.

Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp 155 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và 294 -311 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050. Nâng tổng mức dự trữ xăng dầu cả nước (bao gồm cả dầu thô và sản phẩm) lên 75 - 80 ngày nhập ròng vào năm 2030. Định hướng sau năm 2030, xem xét tăng dần mức dự trữ lên 90 ngày nhập ròng.

Đẩy mạnh sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là cơ sở để chuyển đổi năng lượng sạch từ than sang khí, giải bài toán thiếu điện và bảo vệ môi trường, thúc đẩy hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam tại COP26 và thực hiện theo Quy hoạch điện VIII. Ảnh minh họa.

Về chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch đặt mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 15 - 20% năm 2030 và khoảng 80 - 85% năm 2050. Tiết kiệm năng lượng khoảng 8 - 10% vào năm 2030 và khoảng 15 - 20% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường. Mức thải khí nhà kính khoảng 399 - 449 triệu tấn năm 2030 và khoảng 101 triệu tấn vào năm 2050. Mục tiêu cắt giảm khí nhà kính 17- 26% vào năm 2030 khoảng 90% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.

Về phát triển ngành công nghiệp năng lượng, Quy hoạch phấn đấu khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước: Sản lượng khai thác dầu thô giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,0 - 9,5 triệu tấn/năm. Định hướng giai đoạn 2031 - 2050 đạt 7,0 - 9,0 triệu tấn/năm. Sản lượng khai thác khí tự nhiên giai đoạn 2021 - 2030 đạt 5,5 - 15 tỷ m3/năm. Định hướng giai đoạn 2031 - 2050 đạt 10 - 15 tỷ m3/năm. Sản lượng khai thác than giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 41-47 triệu tấn than thương phẩm/năm. Định hướng giai đoạn 2031 - 2050, khoảng 39 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2045, khoảng 33 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2050. Phấn đấu trước năm 2040 đưa vào vận hành thử nghiệm khai thác tại Bể than sông Hồng và tiến tới khai thác quy mô công nghiệp trước năm 2050 (nếu thử nghiệm thành công).

Đồng thời, tập trung phát triển ngành công nghiệp năng lượng hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp năng lượng sạch và xuất khẩu năng lượng tái tạo của khu vực, hình thành và phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế: Phấn đấu đến 2030, hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng sạch bao gồm sản xuất và sử dụng năng lượng, công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan tại Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi. Phát triển sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất sản xuất hydro xanh khoảng 100 - 200 nghìn tấn/năm. Định hướng đến năm 2050 quy mô công suất sản xuất hydro xanh khoảng 10-20 triệu tấn/năm.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác

Qatar là một trong những nước khu vực Trung Đông có thế mạnh phát triển tài nguyên năng lượng, đặc biệt là khí đốt với trữ lượng hơn 25.000 tỉ m3, đứng thứ 3 thế giới; dầu mỏ với trữ lượng 25,24 tỉ thùng (đứng thứ 14 thế giới), sản lượng 1,53 triệu thùng/ngày. Đây là quốc gia xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới. Được biết, đến nay, QatarEnergy là công ty dầu khí nhà nước của Qatar, chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động dầu khí trong nước, là một trong những nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng hàng đầu thế giới.

Trong chuyến thăm, làm việc tại Qatar, chiều 31/10/2024 tại Thủ đô Doha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Saad bin Sherida Al Kaabi, Quốc Vụ khanh phụ trách các vấn đề năng lượng Qatar, kiêm Giám đốc Điều hành Công ty QatarEnergy. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hợp tác năng lượng (gồm năng lượng truyền thống và năng lượng mới) là một trong những nội hàm ưu tiên, đây cũng là lĩnh vực thế mạnh của Qatar và Việt Nam có nhu cầu hợp tác. Hai bên thống nhất cần đàm phán hiệp định về nội dung này, giao Bộ Công Thương Việt Nam và Quốc Vụ khanh phụ trách các vấn đề năng lượng Qatar trao đổi cụ thể các biện pháp tăng cường hợp tác.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Qatar đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Ảnh: NB

Thủ tướng đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, tăng cường và duy trì đều đặn cung ứng các sản phẩm năng lượng như dầu thô, khí đốt, hóa chất nhất là LNG để phục vụ bảo đảm cung ứng điện. Đồng thời đề nghị Quốc vụ khanh chỉ đạo và Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; cũng như hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen…

Quốc vụ khanh Saad bin Sherida Al Kaabi nhất trí cao và hoàn toàn ủng hộ với những đề nghị hợp tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đồng thời khẳng định đây là những lĩnh vực rất tiềm năng, nhất là điện khí, LNG và cho biết đang đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về các dự án hợp tác. Ông đánh giá Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu châu Á, kéo theo nhu cầu năng lượng tăng trưởng cao; bày tỏ ủng hộ việc đàm phán, ký kết văn kiện hợp tác với phía Việt Nam về năng lượng, khí đốt, đồng thời đề xuất đàm phán thỏa thuận về sản xuất, cung ứng phân đạm ure – một sản phẩm chế biến từ dầu khí.

Về các dự án năng lượng mới, Công ty sẵn sàng kết nối các doanh nghiệp hợp tác, đầu tư với các đối tác Việt Nam. Quốc vụ khanh cho biết sẽ tới Việt Nam để trao đổi, thúc đẩy về các dự án hợp tác cụ thể; đồng thời bày tỏ mong chờ Luật Điện lực sớm được Quốc hội thông qua trong thời gian tới để làm nền tảng để hai bên đi vào các thỏa thuận hợp tác cụ thể.

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline