Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 22:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Việt Nam đang tăng tốc, nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo

Thứ tư, 22/01/2025 19:01

TMO – “Việt Nam đang tăng tốc, nỗ lực hoàn thiện thể chế nhằm khơi thông nguồn lực cho phát triển năng lượng tái tạo, bắt đầu khởi động dự án điện hạt nhân để bảo đảm nguồn cung năng lượng sạch cho phát triển đất nước”, nội dung được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong Phiên Đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos năm 2025.

Theo đó, tại Phiên đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos năm 2025 diễn ra chiều 21/1 tại Thụy Sĩ, chia sẻ về các thách thức từ biển đối khí hậu và bảo đảm mục tiêu kép về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, Việt Nam cam kết mạnh mẽ đưa phát thải ròng về 0 và nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi xanh, sản xuất xanh.

Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đang được nhiều địa phương thí điểm triển khai và mang lại kết quả tích cực. Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ đề cập đến việc Việt Nam phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, đây là một trong những hành động quyết liệt của Việt Nam để vừa đóng góp bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, vừa thúc đẩy tăng trưởng xanh. Riêng với lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, Thủ tướng Chính phủ cho biết Việt Nam đang tăng tốc, nỗ lực hoàn thiện thể chế nhằm khơi thông nguồn lực cho phát triển năng lượng tái tạo, bắt đầu khởi động dự án điện hạt nhân để bảo đảm nguồn cung năng lượng sạch cho phát triển đất nước.

Cũng tại Phiên đối thoại, đánh giá về bối cảnh quốc tế hiện nay, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh kỷ nguyên thông minh là một kỷ nguyên mà chính trị ổn định, không có chiến tranh; kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, môi trường phải được bảo đảm và không ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, kỷ nguyên thông minh phải đi đôi với phát triển trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ nhiều nội dung tại Phiên đối thoại. Ảnh: QH

Để chuẩn bị cho kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng Chính phủ cho biết Việt Nam chủ trương thúc đẩy hoàn thiện thể chế, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển bình đẳng trong nền kinh tế nhiều thành phần, xác định phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị vừa ban hành mới đây về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Việt Nam cũng chú trọng bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thông minh, dự kiến hoàn thành xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia trong tháng 6/2025.

Tại Phiên đối thoại, người dẫn chương trình nổi tiếng (Trưởng Ban Biên tập Tạp chí Financial Times) Gillian Tett chia sẻ ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam là đất nước ấn tượng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong suốt 4 thập kỷ cải cách, duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian dài, thu hút số lượng lớn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, giữ ổn định tài chính, tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7% ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn trong năm 2024. Với mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu của phát triển trên thế giới…/.

 

 

LÊ HÙNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline