Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 01/02/2025 06:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thứ bảy, 01/02/2025

Vì sao bèo tây ngày càng sinh sôi mạnh? (Bài 1)

Thứ hai, 20/02/2023 11:02

TMO – Lục bình phát triển mạnh và bao phủ kím mặt sông không những cản trở dòng chảy, tàu, thuyền di chuyển gặp nhiều khó khăn mà còn làm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm trao đổi khí (ô xy) nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

Nhiều ngày nay, dọc theo nhiều tuyến sông, kênh, rạch ở miền Tây (đặc biệt là trên sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy qua huyện Châu Thành, Tây Ninh) lục bình xuất hiện bủa vây khiến các phương tiện đường thủy khó có thể thể lưu thông. Diện tích mặt nước bị các loài này bịt kín, gây hạn chế dòng chảy, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của phương tiện lưu thông. Để lục bình không xâm nhập vào các con kênh nội đồng, ghe xuồng vận chuyển dễ dàng, người dân phải dùng dây, phao làm hàng rào ngăn chặn.

Lục bình thường xuyên xuất hiện trên các sông gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Do lục bình trôi theo dòng chảy, đến một số nơi chúng bị vướng lại và sinh sôi với một tốc độ chóng mặt. Chẳng bao lâu, những khóm lục bình nhỏ đã nảy nở ra đầy cả sông. Không kể hết bao nhiêu con sông bị "nạn" lục bình hoành hành. Từ những con kênh nhỏ đến những con sông lớn... đều nhanh chóng có sự hiện diện của lục bình và ở mỗi nơi, chúng đều gây khó dễ cho tàu ghe qua lại. Ghe tàu nếu không mắc kẹt giữa dòng thì cũng vướng lục bình vào động cơ. Không những làm mất thời gian mà còn gây hao tốn nhiều nhiên liệu. Thậm chí có nhiều nơi lục bình đã ngăn tàu ghe không thể chạy trên sông. Ở vùng sông rạch chằng chịt như Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng... nhiều loại nông sản được vận chuyển bằng đường sông. Thế nhưng tình trạng lục bình lấn sông đã khiến việc sinh kế, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nhà nông gặp nhiều khó khăn.

Vì sao lục bình phát triển mạnh?

Có thể nhận thấy, tác động xâm hại chính của lục bình bao gồm giảm tính đa dạng sinh học do sự phát triển mạnh mẽ của lục bình ngăn chặn sự phát triển các phiêu sinh, thực vật khác, làm suy giảm ô xy do hạn chế cơ chế trao đổi khí và gây ô nhiễm nguồn nước do lục bình chết, thối rữa. Lục bình cũng là nơi sinh sống của nhiều loài vật có khả năng gây bệnh như muỗi. Sự phát triển dày đặc của lục bình làm hạn chế vấn đề đi lại đường thủy, ảnh hưởng đến các hoạt động tưới tiêu, đánh bắt thủy sản, thủy điện, bơi lội giải trí. Riêng tại Tây Ninh (nơi có sông Vàm Cỏ Đông chạy qua), sự phát triển nhanh chóng của lục bình trong thời gian qua đã khiến nhiều kênh rạch nội địa bị ảnh hưởng. Những mảng lục bình lớn kết hợp với rác thải thường xuyên bị vứt tràn xuống kênh rạch trở nên đặc quánh. Chức năng lưu thông dòng chảy của hệ thống kênh bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Và đây đang là nguyên nhân khiến cho tình trạng thoát nước, giảm ngập của thành phố không thể phát huy hiệu quả cần có.

Một trong những nguyên nhân phát triển nhanh của lục bình trên các hệ thống sông rạch hiện nay là do tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường. Thông thường, tập tính của loài cây lục bình có vòng đời khá ngắn, chỉ chừng 2 tuần là tự chết để nhường chỗ cho những nhánh cây con. Tuy nhiên, lục bình hiện nay phát triển nhanh hơn mà mảng lớn hơn bình thường. Nhiều mảng lục bình dài tới hơn 1m. Nhiều khả năng có thể do chất lượng nước ở các con kênh không đảm bảo khiến chúng phát triển quá nhanh, sinh sản nhiều mà sự chết lại chậm đi nên mới dày đặc như vậy.

Hiện nguồn thải chính trên phạm vi lưu vực sông chủ yếu bao gồm các nguồn thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp. Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hiện dọc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai có đến hơn 70 khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động với tổng lượng nước thải khoảng hàng trăm ngàn m3 mỗi ngày. Điều đáng nói là hiện nay vẫn chưa có cơ chế phân bổ nguồn thải công nghiệp, sinh hoạt hợp lý, đảm bảo chất lượng môi trường. Ngoài ra, nguồn thải phân tán từ các hoạt động nông nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức cũng như có đánh giá cụ thể.

Lục bình (hay còn gọi là bèo tây), là loại thực vật thuỷ sinh ngoại lai xuất phát từ vùng Amozon, Nam Mỹ, đến nay loài thực vật này đã phát triển ở hơn 50 quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. 

 

Bài tiếp: Giải pháp ngăn chặn sự phát triển của lục bình

 

 

Kim Anh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline