Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Vận hành hồ thủy điện an toàn ứng phó với mưa lũ

Thứ ba, 26/09/2023 06:09

TMO - Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ hồ thủy điện lớn vận hành hạ dần mực nước trong hồ để đón lũ nhưng phải đảm bảo không gây dòng chảy đột biến.

Ban Chỉ huy Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện mực nước hồ thủy Sông Bung 2 là 573,97m; Sông Bung 4 là 205,45m; A Vương là 345,65m; Đak Mi 4 là 246,25m; Sông Tranh 2 là 142,75m và mực nước tại các trạm thủy văn đang ở mức báo động 1. Để chủ động ứng phó mưa lớn, dự báo lũ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Thủy điện Sông Bung, Công ty CP Thủy điện A Vương, Công ty CP Thủy điện Đak Mi, Công ty Thủy điện Sông Tranh chủ động tính toán, tổ chức vận hành đảm bảo mực nước các hồ thủy điện không vượt cao trình mực nước đón lũ thấp nhất và chuyển chế độ vận hành theo quy định tại Quy trình 1865 (Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn). 

Việc tổ chức vận hành phải bảo đảm không gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân khu vực ven sông ở hạ du hồ chứa. Đồng thời thông tin, thông báo đến chính quyền, nhân dân vùng hạ du về công tác vận hành, điều tiết hồ. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các đơn vị trên thường xuyên cung cấp bản tin dự báo lũ về hồ và số liệu mưa các trạm đo trên lưu vực hồ về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để theo dõi, tham mưu chỉ đạo. 

Theo dự báo từ nay đến hết ngày 27/9, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa các địa phương vùng núi phía Bắc tỉnh phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 150mm; các địa phương vùng đồng bằng và vùng núi phía Nam tỉnh phổ biến từ 70 - 190mm, có nơi trên 200mm. Mưa lớn gây ra nguy cơ xảy ra lũ quét, tại các sông, suối vùng núi, sạt lở đất đá ở sườn dốc, sông, suối nhỏ, ngập úng tại các vùng thấp trũng.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các đơn vị đảm bảo vận hành an toàn các hồ thủy điện. 

Trước đó, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành công điện đề nghị Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Tổ chức cấm biển kể từ 07h00 (25/9/2023) cho đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường. Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và trường học chủ động quyết định cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lũ.

Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp. Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. Đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ; kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước, thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên; thực hiện tốt việc thông báo, thông tin đến vùng hạ du, vận hành điều tiết hồ đảm bảo theo đúng Quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Với vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của biến đổi khí hậu khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão. Cùng với việc đảm bảo vận hành an toàn các công trình thủy điện, đập thủy lợi, tỉnh Quảng Nam chú trọng công tác đảm bảo an toàn vùng hạ du, những khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét cao. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam thực hiện Nghị quyết số 23 của HĐND tỉnh về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư miền núi Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025, trong năm 2023 UBND tỉnh tiếp tục giao cho 9 huyện miền núi hơn 140 tỷ đồng để triển khai công tác này. 

Tính đến ngày 30/6, địa phương đã thực hiện sắp xếp, di dời chỗ ở đối với 398 hộ dân, đạt tỷ lệ gần 30%. Trong đó, số hộ di dời khẩn cấp do thiên tai là 347 hộ, di dời ra khỏi rừng đặc dụng và rừng phòng hộ 2 hộ, di dời ở vùng đặc biệt khó khăn 49 hộ. UBND tỉnh Quảng Nam, tại các địa bàn nằm trong nguy cơ sạt lở, người dân đã từng bước có sự tham gia vào việc xây dựng phòng, chống thiên tai; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong thời gian xảy ra thiên tai.

Tuy nhiên, để chủ động ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương cần hợp đồng với các tổ chức, cá nhân về dự trữ vật tư, phương tiện; làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền phố biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai cho người dân được biết. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tất cả các xã nông thôn mới đều thành lập Ban Chỉ huy PCTT & TKCN.

 

 

Minh Thu 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline