Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 01/02/2025 14:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thứ bảy, 01/02/2025

Vấn đề nào cần được quan tâm trong phát triển đô thị tại Hà Nội?

Thứ hai, 12/12/2022 18:12

TMO - Theo thống kê, số lượng phương tiện giao thông (ôtô) tại Hà Nội tăng khoảng 10,2%/năm, xe máy khoảng 6,7%/năm, vượt gấp nhiều lần tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô luôn phức tạp.

Có thể thấy, quy hoạch giao thông đô thị luôn là vấn đề thách thức trong phát triển đô thị hiện nay. Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thì việc lập quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng hay tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển giao thông là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Thời gian qua Thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực lớn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường vành đai, đường hướng tâm và đường trục chính đô thị. Tuy nhiên, theo thống kê và báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tỷ lệ đất đô thị dành cho giao thông còn thấp, trong khi tốc độ của phương tiện tăng chóng mặt khiến tình trạng ùn tắc trên địa bàn Thủ đô còn diễn biến phức tạp.

Số lượng phương tiện giao thông không ngừng tăng khiến cơ sở hạ tầng giao thông quá tải.

Theo các chuyên gia, định hướng về phát triển giao thông, quy hoạch ở Hà Nội nói riêng đã được quan tâm qua nhiều quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết. Nhưng nhều năm nay, việc triển khai còn rất chậm, không đạt tiến độ. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này phải kể đến thiếu nguồn lực thực hiện. Điển hình là có quá ít tuyến giao thông được xây dựng, hoàn thiện, đường sắt đô thị cũng mất đến một thập kỷ mới đi vào vận hành. Như vậy có thể thấy, nguồn lực thực hiện quy hoạch hạ tầng giao thông còn chậm.

Tuy nhiên, khó khăn nhất phải kể đến là công tác giải phóng mặt bằng, cơ chế đền bù… để thực hiện các tuyến đường. Không chỉ vậy, sự tăng trưởng mạnh mẽ của phương tiện giao thông cá nhân như xe máy, ôtô tại các thành phố lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển hạ tầng giao thông. Vì vậy, cần đẩy mạnh hệ thông giao thông công cộng. Ngoài ra, dân số cũng đang tăng lên quá lớn, nhất là tăng dân số cơ học – vượt ngoài mức quản lý của Bộ, ngành.

Theo số liệu phân tích, lượng phương tiện giao thông (ôtô) tại Hà Nội tăng khoảng 10,2%/năm, xe máy khoảng 6,7%/năm, vượt gấp nhiều lần tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Quy mô dân số cũng không ngừng tăng, trong khi các tuyến đường hầu như không được mở rộng nên còn nhiều bất cập dẫn đến tốc độ phát triển hạ tầng giao thông, cụ thể là đất cho giao thông không theo kịp tốc độ đô thị hóa.

Giới chuyên gia cho rằng, để đảm bảo phát triển hệ thống giao thông đô thị bền vững, cần dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông động và giao thông tĩnh đạt bình quân 5 - 20% đất đô thị. Mặt khác, việc phát triển không gian ngầm cũng sẽ là giải pháp tối ưu để giảm bớt gánh nặng cho không gian mặt đất, cải thiện sự thông thoáng cho đô thị, góp phần giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề đô thị, đặc biệt là giải quyết bài toán ùn tắc giao thông.

Cụ thể, Hà Nội cần điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với Chương trình phát triển đô thị Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mở rộng không gian phát triển cho thành phố, tạo sức hút giãn mật độ dân cư ra ngoài khu vực trung tâm đô thị, từ đó định hướng và phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực lên hệ thống đường giao thông hiện có... cũng là những giải pháp được triển khai.

 

 

Tú Quyên

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline