Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 25/07/2025 10:07

Tin nóng

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thứ sáu, 25/07/2025

Ứng phó với tình trạng sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ tư, 16/03/2022 20:03

TMO - Việc khai thác tài nguyên quá mức, không được kiểm soát tại đồng bằng sông Cửu Long đã khiến khu vực trù phú này bị tổn thương nghiêm trọng, trong đó có tình trạng sụt lún, sạt lở đất.

Theo số liệu đo đạc tại 287 mốc chuẩn quan trắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong hơn 10 năm gần đây do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho thấy: tốc độ sụt lún đất trung bình là 0,96 cm/năm, trong khi nước biển dâng chỉ 0,35 cm/năm. Kết quả này cho thấy, tốc độ sụt lún đất nhanh hơn gấp ba lần so với mực nước biển dâng.  

Trong đó, kết quả quan trắc sụt lún tại các mốc chuẩn độ cao tại 4 địa phương gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre chỉ ra rằng, tốc độ sụt lún trung bình là hơn 10 cm, trong đó Cần Thơ sụt lún nghiêm trọng nhất (15,49 cm), với tốc độ trung bình 1,31 cm/năm, thấp nhất là Bến Tre (0,55 cm/năm).

Tình trạng xói lở bờ sông, sụt lún diễn ra ngày càng nghiêm trọng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long 

Sụt lún đất gây ra sạt lở bờ sông, bờ biển vào mùa khô, ngập lụt đô thị vào mùa mưa ở hầu hết đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê, toàn vùng có 562 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài 786 km, trong đó có 42 điểm sạt lở nguy hiểm với chiều dài gần 150 km. 

Các nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt lún, trong đó việc khai thác nước ngầm quá mức được xem là nguyên nhân chính. Ngoài ra, nguồn nước ngầm nhiễm mặn ngày càng gia tăng ở sông Mekong cũng là nguyên nhân làm giảm nguồn nước ngọt dưới bề mặt. 

Theo Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long khai thác hơn 2,5 triệu m3/ngày, trong đó 40% phục vụ cho sinh hoạt, 40% phục vụ sản xuất nông nghiệp và 20% phục vụ sản xuất công nghiệp. Khu vực này có khoảng 2 triệu giếng khoan, với 550 nghìn giếng khai thác nước tập trung, khoảng 80% số người dân nông thôn sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt kết hợp sản xuất do hệ nguồn nước mặt ở các sông ngòi, kênh rạch bị ô nhiễm do quá trình sản xuất nông nghiệp.

Nước sinh hoạt ở các đô thị ven biển các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang đều sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt với những giếng khoan tập trung khai thác công suất lớn, làm nguồn nước dần cạn kiệt, chất lượng suy giảm. 

Việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng sụt lún đất tại ĐBSCL 

Tác động của khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến sụt lún đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Vì vậy để hạn chế tình trạng này, trước mắt cần phải quản lý việc khai thác nước ngầm, sử dụng nước hiệu quả để hạn chế tình trạng sụt lún đất. Về lâu dài, cơ quan chức năng, chính quyền các cấp tăng cường sử dụng nước mặt ở các sông, kênh rạch để thay thế sử dụng nước ngầm.

Các địa phương tại khu vực có tình trạng sụt lún nghiêm trọng cần hướng đến sản xuất nền nông nghiệp giảm thâm canh, lúa vụ ba, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch, an toàn, chú trọng chất lượng hơn số lượng để giảm bớt phân bón, thuốc trừ sâu thải vào nguồn nước nhằm khôi phục dần chất lượng nguồn nước mặt ở các sông để người dân có thể sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất như hàng chục năm trước.

Cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá khoa học trữ lượng, chất lượng nước ngầm của vùng để có kế hoạch bảo vệ, sử dụng hiệu quả. Vùng đồng bằng sông Cửu Long xác định là vùng nông nghiệp, thủy sản lớn nhất nước, vì thế không nên phát triển công nghiệp sử dụng nhiều đến nguồn nước như: Nhiệt điện, sản xuất thép, chế tạo giấy… sẽ làm cạn kiệt, suy giảm chất lượng nguồn nước.

 

Tuấn Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline