Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Tục xông đất và mừng tuổi đầu năm: Nét văn hóa đẹp ngày Tết

Thứ bảy, 10/02/2024 08:02

TMO - Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, những phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền dân tộc vẫn luôn được các gia đình lưu giữ, phát triển. Trong đó, tục “xông đất” (xông nhà) và mừng tuổi đầu năm là tục lệ mang nhiều nét đẹp văn hoá tâm linh, ăn sâu vào cách nghĩ, cách cảm, lối sống của người dân, hiện còn lưu truyền, tồn tại đến ngày nay.

Xông đất (xông nhà)

Xông đất hay còn gọi là xông nhà, xông nhà là tục lệ đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm rằng ngày mồng Một là ngày khai trương cho năm mới, họ cho rằng vào ngày đầu năm những người hợp tuổi xông nhà thì cả năm sẽ gặp may mắn, suôn sẻ. Với ngày đầu tiên trong năm còn gọi là Nguyên đán, Tết đã có một ý nghĩa đặc biệt trang nghiêm. Vì ngày đó bắt đầu một năm nên mọi công việc làm trong khoảng 24 tiếng đồng hồ đều có ảnh hưởng trọn năm. Việc xông đất, xuất hành, những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều mà ai cũng phải cẩn ngôn cẩn trọng.

Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa lúc 12 giờ đêm cuối năm (âm lịch), bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới người Việt từ xưa rất coi trọng tục “xông đất đầu năm”. Khi lễ giao thừa đánh dấu một năm đã qua, nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, nhà ở được coi như hoàn toàn đổi mới, người bước chân tới xông đất sẽ là sứ giả do sự may mắn đưa đến. Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả. Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đến việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Nguyên đán.

Người khách đến xông đất phải đến thăm sáng sớm ngày mùng Một (vì muốn là người khách đầu tiên), mang theo quà biếu như trái cây, bánh mứt và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà. Chủ nhà, do đã sắp đặt trước, sẽ tiếp đón niềm nở và nhận những lời chúc tốt lành. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.

Mừng tuổi đầu năm…

Tục mừng tuổi đã có từ lâu đời, đã trở thành một nét văn hóa đẹp đầu năm mới. Trong “Việt Nam phong tục”, Phan Kế Bính viết: Cúng gia tiên xong thì con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu, mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi. Khách tới chơi chúc Tết cũng được chủ nhà mừng tuổi hoặc ngược lại. Người ta thường đặt tiền vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ để mừng tuổi. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho niềm hy vọng, sự may mắn, cát tường và thịnh vượng trong suốt cả năm. 

Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết còn gọi là tiền “mở hàng”. Xưa, tiền cho vào phong bao phải là tiền lẻ (chứ không dùng tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều. Số tiền trong phong bao lì xì không đặt nặng giá trị mà mang đúng cái ý nghĩa mong cầu may mắn, tốt lành, cả người nhận và trao lì xì đều trao nhau sự vui vẻ cho một ngày đầu năm mới cát tường: Trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi; người già thì mừng thọ, sức khỏe dồi dào.

Xưa, cứ sáng mùng 1 Tết, sau khi lễ bái xong là bà ngoại mừng tuổi các cháu. Bà ngồi trên sập khảm trai, bên cạnh bà là cái tráp sơn đỏ, các cháu lần lượt lên chúc Tết bà. Bà từ tốn mở tráp ra cho mỗi cháu một phong bao đỏ. Chúng trẻ chỉ đợi có thế, cám ơn bà rồi chạy ào ra vườn, kín đáo mở gói giấy ra, ở trong là tờ 1 hào mới cứng, thơm mùi giấy... Ngày nay, mọi lứa tuổi đều có thể được mừng tuổi để lấy may và có cả lì xì qua mạng. Tân cổ, xưa nay hòa quyện vào nhau làm nên cái hương vị, cái không khí Tết người Việt. 

Tuy nhiên, việc mừng tuổi đầu năm không phải “chuyện nhỏ”, nó đã bị biến tướng, trở thành thứ lấy lòng nhau khiến không ít người gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười”. Nhiều đứa trẻ bóc bao lì xì ngay trước mặt khách, rồi so sánh người này, người kia cho ít cho nhiều. Không hiếm người bị trẻ con làm cho bẽ mặt trong ngày Tết. Về lâu dài, điều này tạo ra một lối sống thực dụng cho trẻ từ nhỏ. 

Theo các chuyên gia văn hóa, tục mừng tuổi đầu năm là nét đẹp truyền thống của người Việt từ xa xưa và đến nay mọi người vẫn giữ được. Tuy nhiên, theo thời gian, tục mừng tuổi đang bị mất đi ý nghĩa khi cả người trao và người nhận có những suy nghĩ lệch lạc theo kiểu tiền phải nhiều thì tình cảm mới thắm thiết. Thậm chí, có người căn cứ vào số tiền lì xì để “đo” mối quan hệ khiến tục mừng tuổi biến đổi theo hướng tiêu cực. Để giữ được phong tục truyền thống, các gia đình nên giáo dục cho trẻ biết tiền mừng tuổi đó là lộc, dù ít hay nhiều cũng phải biết nói lời cảm ơn và thể hiện sự vui mừng, vì người ta đã mang cái lộc may mắn đến cho mình. 

Các bậc cha mẹ cũng cần giải thích rõ cho con hiểu về ý nghĩa tốt đẹp của tục lì xì đầu năm, dạy con cách nhận mừng tuổi có văn hóa: Không xé bao lì xì trước mặt khách, biết thưa gửi, cảm ơn khi nhận tiền lì xì, không bình luận về mệnh giá của tờ tiền, biết tích tiểu thành đại, dùng số tiền này một cách có ý nghĩa như để mua sách vở, đồ dùng học tập hay để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn...  Hãy trân trọng những phong bao mừng tuổi vì đó là tấm lòng, là những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm mới.

 

 

PHAN HUÝNH

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline