Hotline: 0941068156

Thứ năm, 18/04/2024 16:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ năm, 18/04/2024

TS Trần Văn Miều: Nhiều bất cập trong kiểm tra, giám sát thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Thứ bảy, 13/08/2022 19:08

TMO - Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng ở Việt Nam cần có cơ chế thống nhất và chính sách cụ thể nhằm huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia.

Trong báo cáo trình bày tại Hội thảo về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vừa được tổ chức mới đây, TS. Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng trong thời gian qua, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Sở dĩ còn những tồn tại trên là do có những bất cập trong thực hiện cơ chế và chính sách.

Theo TS. Trần Văn Miều, hiện nay, ở nước ta có những đoàn thể nhân dân như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam), các tổ chức chính trinh-xã hội- nghề nghiệp (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Hữu nghị Việt Nam), các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức xã hội – từ thiện. Các đoàn thể nhân dân nước ta có những chức năng, nhiệm vụ đại diện và chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Đây là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các đoàn thể nhân dân. Tất cả các đoàn thể nhân dân nước ta đều phải thực hiện tốt chức năng là người đại diện cho Nhân dân, nói lên tiếng nói của Nhân dân, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân là chất keo kết dính người dân với tổ chức đoàn thể, là động lực tinh thần quan trọng để người dân  tham gia vào tổ chức và tham gia các hoạt động do tổ chức thực hiện.

TS. Trần Văn Miều trình bày báo cáo tham luận về công tác thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt.

Các đoàn thể nhân dân đều được Đảng và Nhà nước khuyến khích tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, một mặt làm cho đoàn thể nhân dân tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mặt thứ hai là được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có bảo vệ môi trường nói chung và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Đối với bảo vệ môi trường, các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng chính sách và pháp luật có liên quan, tuyên truyền phố biến chính sách và pháp luật để dân biết, dân bàn, dân tham gia, dân giám sát và dân thụ hưởng; vận động Nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đối với công tác bảo vệ môi trường, các đoàn thể nhân dân tổ chức ba hoạt động là truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và xây dựng hành vi sống thân thiện với môi trường; phát động và tổ chức thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ba hoạt động này, tuy tách làm ba, nhưng trong thực tế ba hoạt động này thống nhất với nhau về mục đích, phương thức, đối tượng.

Gần đây, Nhà nước đã ban hành bốn văn bản pháp luật gồm: Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Theo TS. Trần Văn Miều, bốn văn bản pháp luật trên đề ra hai chính sách về “giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích rác thải sau khi đã phân loại; Hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, đơn vị thải dưới 300 kg/ngày phải phân rác thành ba loại (hữu cơ, vô cơ và độc hại); Sẽ xử phạt hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, đơn vị không phân loại rác và không xử dụng bao bì chứa theo đúng quy định thì bị phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, đơn vị phải thực hiện 3 việc, cụ thể gồm: Mua bao bì chứa rác theo quy định; Phân loại rác tại nguồn và chuyển giao rác thải cho đơn vị dịch vụ. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, mục tiêu đến năm 2024 khó thực hiện được việc phân loại rác tại nguồn, xử phạt vi phạm hành chính việc không phân loại rác và không sử dụng bao bì chứa rác đúng quy định.

TS. Miều khuyến cáo sẽ phát sinh một số bất cập như: Người dân chưa có nhận thức đầy đủ về thu gom phân loại rác tại nguồn; Sẽ sảy ra các hiện tượng đổ rác sang nhà khác, đổ ra đường giao thông, ao hồ, sông suối, nơi công cộng…; UBND cấp xã/phường thiếu nguồn lực để theo dõi, phát hiện, lập biên bản, xử phạt người vi phạm; Đơn vị dịch vụ phải xây dựng nhiều điểm tập kết rác, có nhân lực cân rác, viết hóa đơn thu tiền theo khối lượng hoặc trọng lượng…

Để khắc phục những bất cập về cơ chế, chính sách nêu trên, TS. Trần Văn Miều đề nghị thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Trung ương Đảng, Nhà nước và các địa phương cần thống nhất đầu mối trong chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng chính sách phải tham vấn Nhân dân, đối thoại với Nhân dân và đảm bảo công tác phản biện, kiểm tra và giám sát của cộng đồng dân cư;

Thứ hai, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xác định lộ trình từ nay đến năm 2024 tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn, thu tiền theo khối lượng hoặc trọng lượng rác và xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm không phân loại rác;

Thứ ba, tăng cường truyền thông phổ biến cho người dân biết về những chính sách mới về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Thứ tư, phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và người dân thực hiện thu gom, phân loại rác tại nguồn, sử dụng bao bì đúng quy định và chuyển giao rác cho đơn vị dịch vụ và tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở người dân;

Thứ năm, Quy hoạch xây dựng các điểm thu gom rác hợp lý, thuận tiện và đảm bảo cảnh quan môi trường và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã làm nhiệm vụ theo dõi việc phân loại rác và xử phạt các hành vi vi phạm.

 

 

Sa Hoàng

 

Đẩy mạnh liên kết, phối hợp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline