Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 12:11
Thứ ba, 24/01/2023 19:01
TMO - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình).
Sau hơn 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, qua tổng kết đánh giá cho thấy Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo nên sự thay đổi to lớn trong diện mạo và phát triển của Vùng, đóng góp quan trọng vào bảo đảm sự ổn định và phát triển của cả nước.
Tuy vậy, cho tới nay, nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng trung du và miền núi Bắc bộ vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là "vùng trũng" trong phát triển và là "lõi nghèo" của cả nước.
Chợ phiên của đồng bào vùng cao.
Nghị quyết 11 đặt mục tiêu phát triển vùng đến năm 2030; đưa ra tầm nhìn phát triển vùng đến năm 2045 "là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá trong cả nước; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường".
Nghị quyết xác định 2 khâu đột phá trong phát triển vùng là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông gắn với các hành lang kinh tế và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình). Tổng diện tích toàn vùng khoảng trên 116.000 km2. Mũi nhọn phát triển kinh tế của vùng chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch.
Bùi Hoàng
Bình luận