Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 03:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Trôi cổ thụ gần 500 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 18/02/2024 20:02

TMO -  Nhiều ý kiến khẳng định, việc cây trôi cổ thụ gần 500 năm được công nhận Cây Di sản góp phần quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ cảnh quan môi trường.

Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ban hành Quyết định công nhận cây trôi cổ thụ ở chùa Linh Tùng, thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là cây Di sản Việt Nam. Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vừa được chính quyền địa phương long trọng tổ chức. Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Ngọc Sinh đến dự buổi lễ và chúc mừng nhân dân địa phương.

Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Ngọc Sinh (ngoài cùng bên phải) tặng hoa chúc mừng địa phương có Cây Di sản.

Ông Đỗ Đạt Anh, trưởng thôn Tảo Khê cho biết, hoạt động bảo tồn, vinh danh Cây Di sản Việt Nam rất có ý nghĩa, bởi không những giáo dục lịch sử và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương mà còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với công tác bảo vệ cảnh quan môi trường.

Cây trôi có tuổi gần 500 năm, cao hơn 20m, có đường kính thân khoảng gần 2m, cây mọc tự nhiên và phát triển theo thế thẳng đứng và hiện đang rất xanh tốt.

Cũng trong buổi lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam, nhiều đại biểu và người dân địa phương bày tỏ sự tự hào khi địa phương có cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản nói riêng và cảnh quan môi trường nói chung.

4 cây cổ thụ khác cũng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Trong ngày 18/2, 04 cây cổ thụ khác ở Hải Dương và Hà Nội cũng được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Cụ thể, tại Hải Dương, 2 cây cổ thụ gần 200 năm, gồm: Cây đa tại thôn Đồng Xá Bắc và cây gạo tại thôn Phí Gia, xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành) được công nhận Cây Di sản.

Cây đa tại thôn Đồng Xá Bắc và cây gạo tại thôn Phí Gia, xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành) được công nhận Cây Di sản.

Tại Hà Nội, cây đa cổ thụ khoảng 250 năm tuổi và cây duối khoảng 300 năm tại thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Cây đa có chu vi gốc khoảng 6m, chiều cao khoảng 20m, cây duối có chu vi gốc khoảng 3,5m, chiều cao khoảng 10m. Hiện tại cây đa đang được cộng đồng dân thôn Thụy Hà bảo vệ nghiêm ngặt và sinh trưởng tốt.

Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng thôn Thụy Hà cho biết, việc công nhận cây đa và cây duối là Cây Di sản Việt Nam sẽ góp phần phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gene thực vật quý hiếm. Đồng thời, tôn vinh giá trị nhân văn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, góp phần xây dựng ý thức bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Ông Hà khẳng định, việc công nhận Cây Di sản sẽ thu hút nhiều du khách đến với địa phương hơn. Ngoài ra, sẽ tạo nên một quần thể thiên nhiên sinh động cho việc bảo tồn và phát triển thực vật nơi đây.

 

Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline