Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 20:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Triển khai xây dựng nhiều tuyến kè ứng phó sạt lở bờ sông

Thứ bảy, 30/07/2022 06:07

TMO - Sông Ô Môn là một trong những con sông chính có vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông thủy của thành phố Cần Thơ. Trước tình trạng khu vực này thường xuyên xuất hiện nhiều điểm sạt lở, thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn để thi công các tuyến kè chống sạt lở. 

Tuyến sông Ô Môn có lưu lượng tàu thuyền qua lại rất đông, đặc biệt là tàu có trọng tải lớn. Do bị sóng đánh thường xuyên nên mái bờ sông bị phá vỡ kết cấu, sinh ra các hàm ếch dẫn đến sạt lở cả hai bên bờ sông; trong đó, đoạn sông đi qua phường Thới An và phường Thới Hoà (quận Ô Môn) với chiều dài khoảng 5 km, thường xuyên xuất hiện sạt lở và nguy cơ sạt lở rất cao, có nhiều điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt, nhà cửa của người dân.

Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, đơn vị đang được thành phố giao làm chủ đầu tư 3 dự án xây dựng kè chống sạt lở sông Ô Môn, gồm: công trình kè chống sạt lở sông Ô Môn khu vực Thới An (phía bờ phải), đoạn từ Rạch Vàm đến bến đò Tầm Vu; kè chống sạt lở sông Ô Môn (đoạn từ cầu Ô Môn đến vàm Ba Rích) và kè chống sạt lở sông Ô Môn (đoạn từ vàm Ba Rích đến rạch Cam My) với tổng chiều dài hơn 3,7km, vốn đầu tư hơn 440 tỷ đồng.

Kè chống sạt lở sông Ô Môn, đoạn từ Rạch Vàm đến bến đò Tầm Vu đang trong quá trình hoàn thành. Ảnh: Thanh Liêm 

Trong đó, đoạn từ Rạch Vàm đến bến đò Tầm Vu được khởi công vào tháng 5/2021 với chiều dài 950m, tổng mức đầu tư 117 tỷ đồng. Đến nay, công trình thi công đạt khối lượng trên 61,3%, dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trong tháng 4/2023. Đoạn từ cầu Ô Môn đến vàm Ba Rích (phường Thới Hòa) có chiều dài 1,9km, tổng mức đầu tư trên 223 tỷ đồng.

Sau hơn 12 tháng khởi công, công trình hoàn thành gần 57%, dự kiến đưa vào sử dụng ngày 30.4.2023. Riêng đoạn từ vàm Ba Rích đến rạch Cam My (phường Thới An) có chiều dài 875m, tổng mức đầu tư 100 tỉ đồng. Công trình khởi công vào tháng 10.2021, dự kiến hoàn thành trong tháng 12.2022.

Theo Chi cục Thủy lợi thành phố Cần Thơ, nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình do các tuyến kè trải dài dọc sông Ô Môn, số lượng hộ dân bị ảnh hưởng nhiều, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư mất nhiều thời gian. Bên cạnh sự đồng tình ủng hộ của hầu hết người dân, vẫn còn một số hộ dân còn khiếu nại về giá bồi thường, không đồng ý với phương án đền bù và bàn giao mặt bằng.

Trước đó vào tháng 3/2022 sạt lở bờ sông Ô Môn khiến 4 căn nhà bị sụp xuống hoàn toàn. Ảnh: H Văn 

Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến kè ứng phó sạt lở bờ song, UBND thành phố Cần Thơ  yêu cầu Chi cục Thủy lợi thường xuyên kiểm tra hiện trường và tổ chức các cuộc họp với đơn vị thi công, đơn vị giám sát để thúc đẩy tiến độ, sớm hoàn thành công trình, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và chỉnh trang đô thị tại địa phương.

UBND thành phố yêu cầu UBND quận Ô Môn tập trung chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường vận động người dân, hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công trong thời gian sớm nhất.

Đối với nguồn vốn kết dư của các công trình, chủ đầu tư nhanh chóng thực hiện các thủ tục theo quy định để sử dụng vốn kết dư cho công trình xây dựng mới, gia cố bờ kênh ở đoạn sông sạt lở và có nguy cơ sạt lở, nhằm phòng ngừa sự cố xấu, ảnh hưởng tài sản, tính mạng và sinh hoạt của người dân.

Theo đánh giá của thành phố Cần Thơ, các dự án kè đang được thực hiện trên địa bàn quận Ô Môn, bên cạnh phòng, chống sạt lở, giữ ổn định bờ sông, bảo đảm an toàn lâu dài cho dân cư đang sinh sống trong khu vực, còn bảo vệ đất đai, các kết cấu hạ tầng, các công trình kiến trúc, văn hóa, xây dựng ven sông. Vì vậy, các sở, ngành, địa phương cần sát sao và quyết liệt trong triển khai thực hiện.

Việc đẩy nhanh tiến độ thi công góp phần hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sạt lở bờ sông gây ra. Gần đây nhất, vào cuối tháng 3/2022, đoạn sông Ô Môn qua khu vực 5, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn đã sạt lở một đoạn dài hơn 40m, nhấn chìm 5 căn nhà của người dân, gây thiệt hại tài sản hơn 1 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2022 đến nay, tại thành phố Cần Thơ xảy ra 9 điểm sạt lở ở các quận, huyện: Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Phong Điền, Vĩnh Thạnh, làm sạt hoàn toàn 5 căn nhà, 16 căn nhà bị sạt một phần và bị ảnh hưởng; tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở là 268m với tổng thiệt hại ước gần 2,7 tỷ đồng.

 

 

Bảo Trang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline