Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 00:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Triển khai phương án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả

Thứ sáu, 14/06/2024 14:06

TMO - Tại Quy hoạch tỉnh Kom Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt nhấn mạnh đến phương án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Qua đó, làm cơ sở để các địa phương triển khai, nâng cao hiệu quả công tác xử lý rác thải, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, trên địa bàn tỉnh Kon Tum mỗi ngày phát sinh khoảng 300 tấn chất thải rắn sinh hoạt (số liệu đến cuối năm 2023), trong đó có 122 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 158 tấn chất thải rắn sinh hoạt nông thôn. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý địa bàn tỉnh khoảng 86,8%. Tuy nhiên hình thức xử lý tại một số bãi chôn lấp chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường; tỷ lệ chất thải xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường khoảng 60%.

Về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 8/10 huyện, thành phố có khu xử lý chất thải rắn tập trung. Trong đó, các huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Kon Rẫy có bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên đa số ở trong tình trạng quá tải; không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Riêng huyện Ia H’Drai chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom, chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trung. Hiện nay, huyện đang đề xuất chủ trương xin đầu tư, xây dựng bãi rác. Toàn tỉnh có hai nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư tại huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum.

Thời gian qua tỉnh Kon Tum đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như quản lý chất thải nói riêng. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải còn nhiều hạn chế. Đáng lưu ý là phần lớn chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn; được xử lý theo hình thức chôn lấp là chủ yếu; nhiều bãi chôn lấp bị quá tải, không hợp vệ sinh, phát tán mùi hôi. Một số khu vực nông thôn ở vùng sâu, vùng xa chưa có đội thu gom hoặc thu gom chưa thường xuyên, hầu hết lượng chất thải này được người dân tự thu gom xử lý nên dẫn đến rác thải gây ô nhiễm môi trường cục bộ và làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực. Dự báo đến năm 2030, lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh sẽ tăng lên gấp 1,25 lần so với năm 2019.

Công tác thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó cần chú trọng hoàn thiện hạ tầng xử lý rác thải tại các địa phương. 

Trước dự báo này, Kon Tum sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu gom, xử lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, địa phương này hướng tới mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030, 90% rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kêt hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom. Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%. 100% trung tâm thương mại, siêu thị sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi ni lông khó phân hủy.

Đảm bảo 80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyến, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ đế tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost đế sử dụng tại chỗ; 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chât thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu câu bảo vệ môi trường.

Tầm nhìn tới năm 2050: Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kon Tum tiếp tục sử dụng các công trình hiện có tỉnh để xử lý chất thải rắn gồm: Bãi chứa và xử lý rác thải TP.Kon Tum; Khu xử lý CTR huyện Đăk Hà, Bãi xử lý rác tập trung huyện Đăk Tô. Đóng cửa các bãi rác thuộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gồm: Bãi rác huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Đắk Glei, Đắk Tô và Kon Plông.

Đồng thời thực hiện cải tạo, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, hoàn thành các công trình dự án xử lý chất thải rắn đã có chủ chương đầu tư của tỉnh gồm: Khu xử lý chất thải rắn liên hợp huyện Ngọc Hồi, 159 (tấn/ngày đêm); Nhà máy xử lý rác thải rắn liên huyện Ia H’Drai 85 (tấn/ngày đêm); Khu xử lý chất thải rắn liên huyện Kon Plong 83 (tấn/ngày đêm). 

Đến giai đoạn 2026 – 2030: (Tiếp tục sử dụng hoặc nâng cấp mở rộng Bãi chứa và xử lý rác thải TP.Kon Tum nâng công suất lên 507 tấn/ngày đêm; Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà lên 104 tấn/ngày đêm và Nhà máy xử lý rác thải huyện Đăk Tô lên 180 tấn/ngày đêm. Giai đoạn 2021-2025, địa phương này thực hiện thí điểm phân loại CTR tại nguồn tại các phường tại các đô thị, đầu tư trang thiết bị phục vụ phân loại CTR tại nguồn. Giai đoạn 2026-2030: Mở rộng phân loại CTR tại nguồn trên phạm vi toàn tỉnh Kon Tum.

Đối với công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Giai đoạn 2021-2025: CTR sinh hoạt tại các đô thị và các xã phụ cận được thu gom bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng loại 1,5 tấn (thu gom ven đường giao thông), sau đó CTR được vận chuyển đến điểm tập kết của thị trấn hoặc sử dụng xe chuyên dụng (loại 7,5 tấn), vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý. Tại điểm tập kết CTR được hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc đội vệ sinh môi trường của mỗi thị trấn vận chuyển đến khu xử lý CTR tập trung.

Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn các xã được thu gom bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng loại 1,5 tấn (thu gom tại các thôn, xóm), vận chuyển đến điểm tập kết CTR tại mỗi xã, sau đó đội vệ sinh môi trường mỗi xã vận chuyển tới khu xử lý theo cụm xã. Các cơ sở công nghiệp trong KCN (diện tích≥300ha) tự chịu trách nhiệm việc phân loại tại nguồn và điểm tập kết CTR, sau đó vận chuyển hoặc thuê đơn vị chuyên trách vận chuyển đến trạm trung chuyển trong KCN. 

Giai đoạn 2026-2030: Việc thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH liên đô thị (từ 02 đô thị trở lên) cần ưu tiên thu gom, vận chuyển và xử lý tập trung tại khu xử lý mỗi huyện, do một đơn vị chuyên trách của huyện thực hiện, khuyến khích đơn vị tư nhân tham gia, thu gom, xử lý CTR liên đô thị. CTR sinh hoạt tại TP.Kon Tum được phân loại tại nguồn, trước khi thu gom bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng (loại 1,5-3 tấn) tới trạm trung chuyển đặt tại mỗi phường, sau đó sử dụng xe loại 7,5 tấn, vận chuyển đến khu xử lý. Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố Kon Tum do Cty cổ phần môi trường đô thị Kon Tum thực hiện.

Với khu vực nông thôn khu xử lý tại mỗi xã thực hiện theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm xử lý tạm thời CTR phát sinh. Sau năm 2030, các xã cần bố trí điểm tập kết CTR để vận chuyển về khu xử lý tập trung của huyện. Tất cả các cở sở công nghiệp trong KCN, CCN và làng nghề tự chịu trách nhiệm việc phân loại tại nguồn và điểm tập kết CTR, sau đó vận chuyển hoặc thuê đơn vị chuyên trách vận chuyển đến trạm trung chuyển trong KCN.  

Việc xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum dự kiến sẽ được thực hiện bằng cách phối hợp sử dụng các loại hình công nghệ xử lý như sau:Giai đoạn 2021-2025: Sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tại các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt với hầu hết các đô thị khu vực miền núi. Công nghệ chế biến CTR thành phân hữu cơ, phân loại thu hồi các thành phần có khả năng tái chế sẽ được áp dụng tại các khu xử lý cấp vùng huyện. Công nghệ đốt CTR sinh hoạt, thu hồi các thành phần có khả năng tái chế, chế biến phân hữu cơ sẽ được áp dụng tại các khu...Giai đoạn 2026-2030: Áp dụng công nghệ 3R để xử lý CTR trên toàn tỉnh Kon Tum.

Chất thải rắn sinh hoạt tập kết tại Nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Đăk Hà. Ảnh: HL 

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tháng 4/2024, UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Công văn số 1366/UBND-NNTN về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong đó đặc biệt nhấn mạnh nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ, thống nhất; xây dựng phương án thu gom rác có lộ trình vận chuyển, thời gian hợp lý. 

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề xuất bố trí quỹ đất xây dựng mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển, khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên cơ sở đề nghị của UBND các huyện, thành phố; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định pháp luật. UBND các huyện, thành phố từng bước triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ, thống nhất tại địa phương, ưu tiên triển khai trước đối với những khu vực có đủ điều kiện về hạ tầng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong quá trình thực hiện, lưu ý nghiên cứu, áp dụng phù hợp theo Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Xây dựng phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; quy định cụ thể hình thức thu gom và đề xuất UBND tỉnh ban hành mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại. Tổng hợp, đề xuất bố trí quỹ đất xây dựng mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển, khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.

Để hướng đến phát triển thành địa phương xanh - sạch - đẹp, ngoài việc làm tốt công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung, tỉnh cũng cần tăng cường hoạt động truyền thông về thu gom rác thải, bảo vệ môi trường, khuyến khích các hoạt động phân loại rác thải tại nguồn thì cần quản lý chặt chẽ quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn. 

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline