Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/07/2025 09:07

Tin nóng

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Thứ năm, 17/07/2025

Triển khai giải pháp ứng phó với sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông Quảng Huế

Thứ năm, 24/11/2022 13:11

TMO - Trước tình trạng bờ sông Quảng Huế bị sạt lở nghiêm trọng và bất thường, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai nghiên cứu, đánh giá biến động dòng chảy, lòng dẫn khu vực công trình Chỉnh trị sông Quảng Huế và các ảnh hưởng của những phát sinh mới trên lưu vực.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai xem xét quan tâm, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ sông Quảng Huế (đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc), tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Quy mô đầu tư xây dựng kiên cố lại đoạn kè sông bị sạt lở phía hạ lưu công trình Chỉnh trị sông Quảng Huế, chiều dài khoảng 500m, nhằm ổn định cuộc sống và sản xuất của hơn 11 hộ dân của thôn Phú Nghĩa; khôi phục, cải tạo hơn 3 ha đất nông nghiệp bị sạt lở.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị Bộ NN&PTNT quan tâm, sớm tổ chức nghiên cứu, đánh giá biến động dòng chảy, lòng dẫn khu vực công trình Chỉnh trị sông Quảng Huế và các ảnh hưởng của những phát sinh mới trên lưu vực một cách tổng thể, từ đó đề xuất các giải pháp công trình phù hợp nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững; trình cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ NN&PTNT để tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

Bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Trần Thường 

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, công trình Chỉnh trị sông Quảng Huế được đầu tư xây dựng trên địa bàn 2 xã Đại Cường và Đại An, huyện Đại Lộc với mục tiêu tránh bồi lấp, suy thoái nhánh sông Vu Gia về qua Ái Nghĩa (sông Yên); tạo nguồn nước cho trạm bơm cầu Đỏ, cấp nước sinh hoạt cho TP Đà Nẵng; tạo nguồn nước cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư vùng hạ lưu; ngăn và để không phát sinh lại dòng Quảng Huế mới.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam, dự án Chỉnh trị sông Quảng Huế được thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng đến nay đã được gần 10 năm, có nhiều vấn đề phát sinh trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn như: việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn lưu vực; diễn biến sạt lở bờ sông, gây biến đổi lòng dẫn và hạ thấp mực nước sông Vu Gia - Thu Bồn; nhu cầu sử dụng nước của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; tình hình xâm nhập mặn trên sông Thu Bồn...

UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ sông Quảng Huế. Ảnh: TT 

Trước đó, do ảnh hưởng các đợt mưa lũ từ cuối tháng 9/2022, bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An bị sạt lở nghiêm trọng. Ngày 27/10, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc.

Sạt lở tại khu vực này cuốn trôi đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 3ha) và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân đang sinh sống gần bờ sông. Ngoài ra, sạt lở gần sát móng 2 trụ điện đường dây trung thế, có nguy cơ ngã đổ sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản và ngưng cung cấp điện diện rộng đối với các xã vùng B của huyện Đại Lộc và vùng lân cận. Tình trạng sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại và đang tiếp tục gây sạt lở trong phạm vi khoảng 500m.

UBND huyện Đại Lộc cho hay, sau đợt mưa lũ hồi giữa tháng 10 vừa qua, chính quyền địa phương đã huy động máy móc, vật tư và nhân lực để triển khai biện pháp dùng các bao tải cát, cọc tre nhằm giữ chân mái taluy bị sạt. Song về lâu dài, huyện sẽ kiến nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng lại đoạn kè này.

 

 

Minh Tân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline