Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý rác thải hiệu quả, bền vững

Thứ năm, 21/12/2023 16:12

TMO - Cùng với công tác phân loại rác tại nguồn, việc quy hoạch, xây dựng nhà máy xử lý rác thải với mô hình, quy mô thích hợp cho từng khu vực là một trong những giải pháp quan trọng được tỉnh Hà Tĩnh triển khai nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý rác thải tại các địa phương.  

Hoàn thiện lộ trình thu gom, xử lý rác thải 

Hiện nay, phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu lò đốt, chôn lấp rác tạm thời. Hướng đến mục tiêu xử lý rác thải hiệu quả, bền vững về lâu dài tỉnh Hà Tĩnh cần triển khai các giải pháp căn cơ như: Phân loại rác tại nguồn, tái chế chất thải, làm phân bón hữu cơ, điện rác…Việc triển khai các biện pháp xử lý rác thải theo phương pháp hiện đại thay thế dần biện pháp chôn lấp lạc hậu là hết sức cần thiết. 

Các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. 

Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 212 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) (bao gồm: 05 Công ty môi trường và 01 Trung tâm dịch vụ hạ tầng, 164 HTX môi trường, 43 tổ/đội vệ sinh môi trường); với 2.187 lao động, 1.869 xe đẩy tay, 125 xe tải các loại (chủ yếu là xe Julong), 45 xe chuyên dụng, 30 xe điện và một số phương tiện thu gom rác tự chế. Toàn tỉnh có 12 khu xử lý rác thải đang hoạt động với các loại hình công nghệ (03 nhà máy, 04 bãi chôn lấp, 05 lò đốt độc lập), tổng công suất thiết kế là 669,25 tấn/ngày. Tuy nhiên, công suất thực tế chỉ đạt khoảng 371,6 tấn/ngày; chủ yếu là công nghệ đốt. 

Năm 2022, lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh là khoảng 262.096 tấn (tương đương 718 tấn/ngày, khu vực đô thị 200 tấn/ngày chiếm 27,9%, nông thôn 517,9 tấn/ngày chiếm 72,1%). Lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển để xử lý khoảng 478 tấn/ngày đạt tỷ lệ 66,6%, nông thôn 61,7%; đô thị 79%.

Để thực hiện được mục tiêu xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả và bền vững thời gian tới, việc nâng cấp cải tạo, đầu tư xây dựng mới hệ thống lò đốt, dây chuyền phân loại tái chế rác thải để đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh là cần thiết. Ngoài ra, các cấp chính quyền phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân của toàn xã hội.

Đồng thời, triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững theo lộ trình từng giai đoạn. 

Huyện Đức Thọ bổ sung xe chuyên dụng để đảm bảo việc thu gom rác thải sinh hoạt. 

Thay thế dần phương pháp chôn lấp rác thải 

Theo lộ trình từng giai đoạn, tỉnh Hà Tĩnh đồng bộ hệ thống quản lý về thu gom vận chuyển cũng như nâng cấp cải tạo và đầu tư xây dựng hệ thống máy móc chuyển giao công nghệ xử lý rác thải, biến rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa, rác thải xây dựng thành những sản phẩm phân hữu cơ, gạch không nung, hạt nhựa, nhằm giảm áp lực lên môi trường. 

Hiện tại tỉnh Hà Tĩnh có 3 nhà máy phân loại xử lý rác thải và tạo ra các sản phẩm tái tạo từ rác thải như: Nhà máy Sản xuất, chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt của Công ty cổ phần và công trình Đô thị Hà Tĩnh đóng tại xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được đầu tư xây dựng từ năm 2011. Với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng, đây là nhà máy đầu tiên nhập khẩu hệ thống dây chuyền thiết bị nhà máy xử lý rác của Vương quốc Bỉ.

Nhà máy có công suất xử lý rác thải 200 tấn/ngày đêm. Hiệu suất xử lý rác của nhà máy đạt khoảng 97% lượng rác đầu vào, tỷ lệ rác chôn lấp chỉ chiếm khoảng 3%. Sản phẩm mùn của nhà máy được dùng để chế biến phân hữu cơ, các sản phẩm có thể tái chế và gạch không nung phục vụ xây dựng cơ bản. Nhà máy đảm bảo các điều kiện về môi trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Hiện công suất của nhà máy thực tế mới chỉ đạt 130-140 tấn/ngày, lượng CTRSH thực tế vận chuyển về nhà máy là 130,2 tấn/ngày. Hiện tại, việc sản xuất và tái chế phân bón hữu cơ, hạt nhựa, gạch không nung từ rác thải gặp rất nhiều khó khăn, đầu ra không có thị trường tiêu thụ, kinh phí hạn hẹp không được đầu tư nâng cấp cải tạo mới hệ thống dây chuyền xử lý dẫn đến hiệu quả xử lý rác thải chưa đúng như công suất thiết kế.

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp Hoành Sơn do Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đầu tư xây dựng tại thôn Nam Sơn, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có tổng công suất xử lý 1.560 tấn rác thải/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư 625 tỷ đồng, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt xử lý chất thải công nghiệp sản xuất các loại sản phẩm được tái chế từ việc xử lý như: kim loại và phôi kim loại, nhựa và hạt nhựa, gạch không nung, phân compos từ rác thải hữu cơ trong quá trình xử lý rác thải sinh hoạt và phân bùn bể phốt. Cơ bản đáp ứng được nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh và một số xã trên địa bàn Cẩm Xuyên.

Nhà máy xử lý rác thải tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc xử lý bằng công nghệ đốt và chế biến phân hữu cơ. Ảnh: VC. 

Tại nhà máy xử lý CTRSH tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng, công suất 40 tấn/ngày, công nghệ xử lý gồm: sản xuất phân vi sinh 70%, đốt 15%, chôn lấp 10%, tái chế 5% lượng CTRSH. Hiện tại đang tiếp nhận xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Can Lộc với khối lượng cần xử lý khoảng 36 tấn/ngày.

Hiện nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh đang thu hút kêu gọi nhà đầu tư có năng lực để đầu tư nhà máy xử lý CTRSH gắn với lò đốt phát điện với công nghệ hiện đại, tiên tiến, thu hồi năng lượng tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà. Theo ông Phan Tiến Dũng, Trưởng phòng TN&MT huyện Lộc Hà cho biết: Về lâu dài UBND tỉnh đã có Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 về điều chỉnh chủ trương đầu tư cho Công ty CP Môi trường và xử lý rác thải An Dương thực hiện Dự án nhà máy xử lý chất thải với công suất 200 tấn/ngày đêm. 

Tuy nhiên, công nghệ xử lý rác thải được phê duyệt hiện nay không còn phù hợp với định hướng công nghệ xử lý rác thải của tỉnh trong giai đoạn mới. Để thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường quản lý chất thải rắn, Công ty An Dương đã xin thay đổi sang công nghệ đốt rác thu hồi năng lượng (điện rác), vừa thân thiện môi trường, hạn chế tối đa việc phát sinh mùi hôi, khí thải, nước thải gây ô nhiễm.

Quy mô xây dựng nhà máy điện rác được nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh có tổng công suất xử lý rác 950 tấn rác/ngày (700 tấn rác thải sinh hoạt và 250 tấn rác thải công nghiệp thông thường) và công suất phát điện 30MW; sử dụng công nghệ lò đốt nguyên khối dung ghi thu hồi nhiệt công nghệ ghi đốt VonRoil-Hitachi Zosen (Thụy Sĩ). Nhằm ngăn ngừa nguy cơ gia tăng ô nhiễm rác thải trên địa bàn tỉnh, việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong thu gom, xử lý rác thải là một trong những giải pháp quan trọng cần được các địa phương đẩy mạnh thực hiện

 

 

Xuân Bắc

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline