Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý ngập úng đô thị

Thứ tư, 22/06/2022 20:06

TMO - Tình trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt tại thành phố Vĩnh Yên khi mưa lớn không chỉ gây gián đoạn giao thông, ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân. Nhằm giải quyết thực trạng trên, tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng ngập úng nhất là tại khu vực đô thị.

Những năm gần đây, nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên bị ngập sâu, giao thông bị chia cắt sau những đợt mưa lớn, kéo dài, điển hình là trận mưa lớn lịch sử vừa qua (từ ngày 22-24/5/2022).

Trên các tuyến đường chính của thành phố Vĩnh Yên như: đường trục Quốc lộ 2 đoạn qua thành phố Vĩnh Yên, đường Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tất Thành, khu vực đường Chu Văn An, Bà Triệu giao với các đường Dương Tĩnh, Tuệ Tĩnh thuộc phường Liên Bảo..., nước ngập sâu từ 50 - 70cm. Mưa lớn khiến nước rút không kịp, ùn ứ tràn vào nhà dân, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm hư hỏng đồ đạc.

Mưa lớn gây ngập sâu trên nhiều tuyến đường tại thành phố Vĩnh Yên hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Đức Hạnh 

Với mục tiêu đầu tư là xử lý ngập úng cục bộ vào mùa mưa lũ, nâng cao năng lực thông hành các tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa phê duyệt dự án xử lý ngập úng cục bộ tại 3 điểm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Theo đó, dự án xử lý ngập úng cục bộ tại 3 điểm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, điểm thứ nhất đoạn từ đường Bà Triệu đến đường Chu Văn An đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước với chiều dài 561m; điểm xử lý ngập trên Quốc lộ 2 khu vực siêu thị Go! BigC xây dựng hệ thống cống thoát nước với chiều dài 476m; điểm xử lý ngập úng trên đường Mê Linh (khu vực Trạm Đăng kiểm xe cơ giới Vĩnh Phúc) xây dựng hệ thống cống thoát nước với chiều dài 486 m. Đồng thời, hoàn trả lại mặt đường Quốc lộ 2 sau khi xây dựng hệ thống thoát nước.

Tổng mức đầu tư của dự án gần 50 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các Công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư. Dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Ngoài ra, để giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ, tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc có tổng vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II” - Dự án thành phần tỉnh Vĩnh Phúc” có tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng từ Ngân hàng Phát triển châu Á.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt. Ảnh: KL 

Mới đây, Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (VPMO) đang tham mưu UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các địa phương trong tỉnh bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời đôn đốc các đơn vị thi công… triển khai Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án gồm 3 hợp phần gồm: Hợp phần 1 là quản lý rủi ro ngập lụt, trong đó xây dựng các công trình nhằm kiểm soát ngập lụt tại lưu vực. Hợp phần 2 là quản lý môi trường nước, đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại các thị trấn và các thôn/xóm/cụm dân cư dọc theo sông Phan trên địa bàn tỉnh. Hợp phần 3 là hỗ trợ thực hiện, tăng cường thể chế và hỗ trợ kỹ thuật, gồm hỗ trợ thực hiện dự án; đề xuất biện pháp để cải thiện nguồn nước và giám sát chất lượng nước và hệ thống cảnh báo lũ sớm.

Đây là dự án đầu tư công có tổng diện tích đất thu hồi lớn với tổng diện tích cần thu hồi, BT- GPMB trên 527 ha, có rất nhiều công trình và hạng mục trải dài khắp địa bàn các huyện, thành phố Bình Xuyên, Phúc Yên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương và Vĩnh Yên.

Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng chống lũ, chống ngập, giảm thiểu tác động của thiên tai; kiểm soát nguy cơ lũ lụt, cắt giảm điều tiết lũ cho lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ; tăng khả năng tiêu thoát lũ, tích trữ nước và điều hoà cho sông Phan, sông Cà Lồ.

Đồng thời, cải tạo môi trường sinh thái và hình thành các hồ điều hoà, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Đồng thời, kiểm soát ngập úng cho đô thị trung tâm thành phố Vĩnh Yên và các đô thị, công nghiệp vùng lân cận…

Tính đến hết tháng 5/2022, nhiều hạng mục, công trình thuộc dự án đã triển khai đảm bảo tiến độ như hợp phần 1, quản lý ngập lụt các nhà thầu đang san gạt mặt bằng, lập Kế hoạch biện pháp thi công tổng thể, đang xây dựng lán trại thi công hoặc bắt đầu thi công. Phần lớn các hạng mục, công trình của hợp phần 1 được các nhà thầu dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.

Trước tình trạng ngập úng cục bộ sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài, thời gian qua, cùng với việc triển khai các dự án, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động chỉ đạo cơ quan chức năng bám sát địa bàn, kiểm tra rà soát toàn bộ các ao, hồ, đầm, công trình thủy lợi, các tuyến phố ngập úng để có thông tin kịp thời.

UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị thoát nước trên địa bàn tổ chức nạo vét bùn đất, khơi thông dòng chảy (Ảnh minh họa) 

Chỉ đạo các đơn vị thoát nước trên địa bàn tổ chức nạo vét bùn đất, khơi thông dòng chảy, các tuyến kênh mương, cống hộp, cống ngầm của hệ thống thoát nước; giải tỏa vật cản làm ách tắc, cản trở dòng chảy, vệ sinh vớt rác tại các cửa thu nước trên mặt đường, nhất là trong lúc mưa lớn, phát hiện sự cố, những tác động ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và có phương án xử lý để thoát nước nhanh, kịp thời, đảm bảo tiêu thoát nước hiệu quả.

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư, các đơn vị thi công công trình xây dựng, công trình nhà ở tự xây có ảnh hưởng đến thoát nước trên địa bàn phải có biện pháp đảm bảo thoát nước trong quá trình thi công.

Đồng thời, rà soát lại toàn bộ thiết kế các dự án chỉnh trang đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn; bổ sung cải tạo rãnh thoát nước dọc, bổ sung thêm, thay thế cửa thu nước để đảm bảo việc tiêu thoát nước; kiểm tra các hạng mục đã thi công, trường hợp ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước, cản trở dòng chảy phải có giải pháp khắc phục kịp thời; tăng cường vận động, tuyên truyền người dân tham gia vệ sinh, bảo vệ môi trường.

 

Lê Minh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline