Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Triển khai các phương án ứng phó sạt lở bờ sông

Thứ bảy, 01/07/2023 07:07

TMO - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long liên tục xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Chính quyền địa phương và ngành chức năng đang nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng, chống sạt lở và giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn cho người dân. 

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long, 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 80 điểm sạt lở, tăng 61 điểm, làm mất hơn 2.400 m bờ sông, tăng 1.800m và ảnh hưởng trực tiếp đến 79 hộ dân, thiệt hại về tài sản hơn 7 tỷ đồng, gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2022.

Điển hình như, ngày 9/6, địa bàn huyện Long Hồ đã xảy ra hai vụ sạt lở bờ sông làm mất 180m bờ sông, kéo theo các tuyến đường đan, dây điện và ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục căn nhà, thiệt hại tài sản trị giá hơn 460 triệu đồng. Tiếp đó ngày 12/6, sạt lở một đoạn bờ sông dài 40m thuộc tuyến sông Trà Ôn (đoạn từ trước chợ Tích Thiện đến Trường Trung học Cơ sở Tích Thiện) ấp Tích Lộc, xã Tích Thiện, làm ảnh hưởng đến 9 hộ dân, trong đó có 8 hộ bị sạt xuống sông hoàn toàn, ước thiệt hại khoảng 2,2 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long liên tục xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. 

Ngày 21/6, Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm, Cứu nạn tỉnh Vĩnh Long cho biết trên địa bàn xã Hòa Tịnh huyện Mang Thít xảy ra vụ sạt lở bờ sông. Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 30m, ăn sâu vào bở 4-6m thuộc tuyến sông Bình Hòa, thuộc ấp Bình Tịnh A, xã Hòa Tịnh. Sạt lở diễn ra khiến một đoạn kè kiên cố và ba căn nhà dân với 15 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Trong đó, có một căn nhà bị sạt lở hoàn toàn phần nhà phụ phía sau, phần nhà chính bị răn nứt nghiêm trọng; hai căn nhà bị nứt, nguy có cao bị đổ sập. Ước tổng thiệt hại hơn 350 triệu đồng.

UBND tỉnh Vĩnh Long đã công bố tình huống sạt lở nguy hiểm khẩn cấp từ năm 2020- 6/2023 là 23 khu vực với chiều dài hơn 12.000m trong tổng số 466 khu vực đã xảy ra sạt lở dài hơn 15.000m. Theo ngành chức năng, ngoài yếu tố tác động do tự nhiên như dòng chảy, biến đổi khí hậu, gần đây, tác động của con người là nguyên nhân làm gia tăng xói lở bờ sông như: nạo vét sông ngòi, kênh, rạch quá mức không theo quy định làm mất ổn định bờ sông gây sạt lở; xây dựng nhà cửa, kè sông lấn lòng sông làm thay đổi dòng chảy gây sạt lở phía bờ đối diện…

Tính từ năm 2020 đến nay, được sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, cùng với việc bố trí nguồn ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác, tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức triển khai thực hiện đầu tư 10 tuyến kè bê-tông cốt thép kiên cố; gia cố, khắc phục sạt lở bằng giải pháp kè mềm tường rọ đá, kết hợp gia cố lòng sông. Tổng chiều dài kè kiên cố và bờ bao được khắc phục sạt lở khoảng 40.071m, kinh phí thực hiện 4.336 tỷ đồng. Hiện còn 6 khu vực sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm nhưng chưa bố trí vốn để đầu tư xây dựng công trình tại các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Long Hồ và TP Vĩnh Long.

Theo ngành chức năng, ngoài yếu tố tác động do tự nhiên như dòng chảy, biến đổi khí hậu, gần đây, tác động của con người là nguyên nhân làm gia tăng xói lở bờ sông. Ảnh: HL. 

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long đề nghị, trong các tháng còn lại của năm 2023, các địa phương thường xuyên kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở, xung yếu, sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy ra, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân.

UBND tỉnh tiếp tục tập trung nhiều giải pháp để triển khai và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ nhằm bảo đảm kế hoạch giải ngân vốn. Trọng tâm là giải quyết nhanh và dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng các dự án; chỉ đạo các chủ đầu tư nắm sát tiến độ thực hiện từng dự án, lập kế hoạch triển khai cụ thể và khối lượng đạt được hằng tuần, báo cáo khó khăn, vướng mắc để lãnh đạo các cấp chỉ đạo, giải quyết kịp thời. Tỉnh đã thành lập các tổ để kiểm tra việc triển khai thực hiện, trong đó tập trung vào những dự án chậm tiến độ để có chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở đã luôn chuẩn bị sẵn sàng hành động theo phương châm “4 tại chỗ” (Lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Tại các khu vực xảy ra sạt lở, lãnh đạo các địa phương đã chủ động xuống hiện trường chỉ đạo lực lượng cứu hộ nhanh chóng làm rào chắn để người dân không qua lại khu vực nguy hiểm; giăng dây cảnh báo nguy hiểm tại khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở; tổ chức hướng dẫn và tạo lối đi tạm, an toàn cho người dân tại địa phương. Các địa phương đã vận động người dân di dời ra khỏi khu vực sạt lở và gần khu vực sạt lở; đốn hạ cây xanh, không chất tải nhằm hạn chế sạt lở tiếp tục xảy ra, gia cố tạm bằng cừ tràm, bạt nilon nhằm hạn chế sạt lở tiếp tục ăn sâu. 

 

 

Mai Nguyễn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline