Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 10/05/2024 05:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 10/05/2024

Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn

Thứ ba, 31/01/2023 14:01

TMO - Nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp.

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh đã vào mùa khô, để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước nhằm chủ động nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh mùa khô năm 2023, Chủ tịch UBND yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở tính toán cân đối nguồn nước năm 2023, phải xác định cụ thể vùng đảm bảo tưới, vùng có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước để cảnh báo nhân dân tổ chức sản xuất, nuôi trồng cho phù hợp; xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc, gia cầm, nước tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao khi xảy ra hạn hán (nếu có).

Những khu vực thường xuyên thiếu nước trong mùa khô thì phải thực hiện ngay các biện pháp tăng cường tích trữ nước ở các ao, hồ có sẵn; tu bổ, nạo vét kênh mương, cống, bọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước; xây dựng kế hoạch điều tiết, sử dụng nước tiết kiệm cụ thể cho từng nguồn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tăng cường thực hiện việc nạo vét kênh mương, cửa lấy nước, đào ao trữ nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước nhằm giảm thất thoát, lãng phí; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho Nhân dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước; đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, phải ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc, gia cầm và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. Báo cáo tình hình nguồn nước, ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt về Sở NN&PTNT theo quy định. Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán. Nếu vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương thì phải báo cáo UBND tỉnh để xem xét có giải pháp hỗ trợ kịp thời từ ngân sách tỉnh.  

Tỉnh Bình Phước triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các hồ chứa, đập dâng, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt. 

Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở NN&PTNT tổng hợp tình hình nguồn nước, ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT theo quy định. Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp,...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí cơ cấu giống, thời vụ, phổ biến các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước tưới.

Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn. Phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh để thực hiện đồng bộ nhiệm vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước (nếu có xảy ra trên địa bàn tỉnh). Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, kịp thời điều chỉnh phương án phòng, chống hạn hán, lưu ý sắp xếp thứ tự ưu tiên cấp nước cho dân sinh, chăn nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các biện pháp kỹ thuật để phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức và tăng cường tổ, đội quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cộng đồng dân cư nơi có rừng. Tập trung chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các phương án của các đơn vị quản lý rừng và phương án phối hợp trong công tác chữa cháy rừng với các đơn vị, địa phương nơi có rừng. Bố trí cán bộ, nhân viên Kiểm lâm thường xuyên tuần tra, trực phòng cháy, chữa cháy rừng 24/24 giờ tại các nơi có rừng trong thời gian cao điểm.

Chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, các trang thiết bị, kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng. Xử lý nghiêm các tổ chức, chủ rừng và cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tham mưu UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước, chủ động thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, cháy rừng, thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

Nâng cấp hệ thống thủy lợi đặc biệt là kênh mương nội đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh chú trọng triển khai. Ảnh: PQ 

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để chủ động tham mưu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước. Tham mưu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chỉ đạo vận hành tích nước hồ chứa hợp lý, bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước dân sinh, đồng thời phải bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước. Đôn đốc các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thủy điện; thực hiện các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo sử dụng hiệu quả.

Khi xảy ra hạn hán, thiếu hụt nước, tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước ưu tiên cung cấp nước cho dân sinh, chăn nuôi và cây trồng có giá trị kinh tế cao. Phối hợp tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước tới người dân để nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước tiết kiệm; vận động Nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. 

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy lợi Bình Phước, các đơn vị quản lý hồ chứa và các đơn vị quản lý công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm tra, lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng kịp thời các công trình thủy lợi do đơn vị mình quản lý, khai thác; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, cửa lấy nước đảm bảo cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích đã hợp đồng, nhằm giảm thiểu tổn thất; kiểm tra, rà soát toàn bộ các diện tích tưới của từng khu vực tưới của công trình đề có kế hoạch điều tiết nước cụ thể, hợp lý. 

Thường xuyên theo dõi mực nước hồ, có kế hoạch vận hành công trình cụ thể, tránh tình trạng nước trong hồ bị cạn kiệt. Kiểm tra tình hình hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt do đơn vị quản lý nhằm phát hiện kịp thời các hạng mục công trình bị hư hỏng, xuống cấp để đề xuất sửa chữa, nâng cấp kịp thời; có phương án vận hành công trình phù hợp đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, tránh thất thoát lãng phí.

Các Công ty cổ phần Thủy điện: Thác Mơ, cần Đơn, Srok Phu Miêng tổ chức vận hành các hồ chứa trong mùa khô theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của người dân...

 

 

Thanh Tuyền 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline