Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 02/05/2025 11:05

Tin nóng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thứ sáu, 02/05/2025

Trên 40% số loài lưỡng cư trước nguy cơ tuyệt chủng

Thứ năm, 12/10/2023 19:10

TMO - Trong số các loài động vật có xương sống, động vật lưỡng cư đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất - với 27% động vật có vú, 21% loài bò sát và 13% loài chim được phát hiện có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo đó, các loài lưỡng cư trên Trái đất (từ loài ếch có vuốt sắc nhọn đến loài sa giông đỏ, cóc khổng lồ Tây Phi và kỳ nhông lửa) đang bị đẩy đến sát bờ vực tuyệt chủng do môi trường sống bị phá hủy, tác động của dịch bệnh và biến đổi khí hậu, với 41% số loài hiện đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Đó là những phát hiện được nêu trong một cuộc đánh giá toàn cầu về hơn 8.000 loài lưỡng cư - động vật có xương sống sống ở cả môi trường dưới nước và trên cạn, vừa được các nhà bảo tồn công bố mới đây.

Theo dữ liệu thu thập được, tình trạng của các loài lưỡng cư trên thế giới hiện nay còn nghiêm trọng hơn nhiều so với thời điểm đánh giá tương tự lần đầu tiên được triển khai vào năm 2004, khi số loài bị đe dọa được xác định ở mức 39%. Với sự tham gia của hơn 1.000 chuyên gia, đánh giá mới nhất chỉ rõ, các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đã làm đảo lộn sự cân bằng mong manh của hành tinh, gây tổn hại cho các hệ động vật và thực vật trên Trái đất.

(Ảnh minh họa) 

Trong số các loài động vật có xương sống, động vật lưỡng cư đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất - với 27% động vật có vú, 21% loài bò sát và 13% loài chim được phát hiện có nguy cơ tuyệt chủng trong các đánh giá riêng biệt. Việc một loài được xác định bị đe dọa tuyệt chủng có nghĩa là loài đó đã được đánh giá là “cực kỳ nguy cấp”, “có nguy cơ”, hoặc “dễ bị tổn thương” trong "sách đỏ" các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Theo các chuyên gia, phần lớn việc xác định các khu vực được bảo vệ và lập kế hoạch bảo tồn đều hướng tới nhu cầu của các loài động vật có vú và chim. Động vật lưỡng cư đang rơi vào tình trạng khó khăn. Động vật lưỡng cư xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 300 triệu năm. Ba bộ lưỡng cư còn tồn tại đến ngày nay là: kỳ nhông và sa giông (60% loài bị đe dọa tuyệt chủng); ếch và cóc (39%); và giun không chân (16%). Nghiên cứu cho thấy, có 306 loài đã tiến gần đến bờ vực tuyệt chủng kể từ năm 2004. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, thế giới cần một phong trào toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phục hồi của các loài lưỡng cư trên thế giới.

Theo các chuyên gia, có 4 loài lưỡng cư đã biến mất trong vòng gần 20 năm qua và không có quần thể nào còn sống sót được biết đến, bao gồm một loài ếch từ Australia, một loài ếch từ Guatemala, một loài kỳ nhông từ Guatemala và một loài cóc từ Costa Rica. Sự phá hủy và suy thoái môi trường sống, chủ yếu do hoạt động chăn nuôi và trồng trọt của con người gây ra, vẫn là mối nguy hiểm phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 93% các loài lưỡng cư thuộc diện bị đe dọa. Tuy nhiên, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đang góp phần khiến tỷ lệ các loài lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng gia tăng.

Do đó, các tác động của biến đổi khí hậu - tần suất và cường độ gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi độ ẩm và nhiệt độ, mực nước biển dâng và cháy rừng - có thể dẫn đến sự biến mất của các địa điểm sinh sản quan trọng, tỷ lệ tử vong tăng, suy thoái và thay đổi môi trường sống, khiến động vật lưỡng cư khó tìm được nơi sinh sống thích hợp.

 

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline