Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 08:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

Trên 40% diện tích đất đủ nước để gieo cấy vụ Đông – Xuân

Thứ ba, 23/01/2024 14:01

TMO – Diện tích có nước gieo cấy tại tỉnh Hà Nam hiện đã đạt 78%, Phú Thọ 64%, Ninh Bình 60%, Nam Định 49%, Hưng Yên 44%, Bắc Ninh 37%, Thái Bình 36%, Vĩnh Phúc 30%, Hà Nội 30%, Hải Dương 26%.

Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xuất hiện mưa với tổng lượng mưa từ ngày 21 đến chiều ngày 22/1/2024 phổ biến từ 15mm trở xuống đã giúp đẩy nhanh tiến độ lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông - Xuân. Tính đến 16 giờ ngày 22/1 diện tích có nước gieo cấy vụ Đông Xuân 2023- 2024 toàn khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ đạt 198.031 ha/ 492.946 ha gieo cấy, đạt 40,2%. Cụ thể, diện tích có nước gieo cấy tại tỉnh Hà Nam đạt 78%, Phú Thọ 64%, Ninh Bình 60%, Nam Định 49%, Hưng Yên 44%, Bắc Ninh 37%, Thái Bình 36%, Vĩnh Phúc 30%, Hà Nội 30%, Hải Dương 26%. Riêng Hải Phòng chưa lấy được nước do mặn xâm nhập sâu.

Các địa phương cần triển khai lấy nước hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Để việc lấy nước hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước từ các hồ thủy điện bảo đảm mục tiêu phát điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác vận hành tối đa các phương tiện lấy nước để đưa nước lên ruộng, phấn đấu cơ bản hoàn thành kế hoạch lấy nước trong đợt 1 đồng thời tích trữ vào hệ thống kênh mương, các vùng trũng, ao, hồ. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên quan thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam vận hành tối đa công suất phát điện các nhà máy thủy điện để tăng cường nguồn nước về hạ du, nâng mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt trung bình khoảng 1,70-1,90 m, tạo điều kiện nâng cao hiệu suất lấy nước của các công trình thủy lợi; cung cấp nguồn điện đảm bảo để các địa phương có đủ điện để vận hành các công trình trong suốt thời gian lấy nước.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có thông báo về kế hoạch lấy nước cho gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2023 – 2024, khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó sẽ có tổng cộng 12 ngày và được chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ 0 giờ 00’ ngày 23/1/2024 đến 24 giờ 00’ ngày 30/1/2024 (8 ngày). Đợt 2 từ 0 giờ 00’ ngày 18/2/2024 đến 24 giờ 00’ ngày 21/2/2024 (4 ngày).

Trong thời gian lấy nước Đợt 1, các nhà máy thủy điện sẽ vận hành tối đa công suất phát điện để tăng cường nguồn nước về hạ du (mực nước dự kiến trung bình đạt khoảng 1,70-1,90 m tại trạm thủy văn Hà Nội); Đợt 2 các hồ chứa thủy điện vận hành bảo đảm dòng chảy đủ để đẩy mặn, mực nước cho các trạm bơm dã chiến và các công trình đã được nâng cấp hoạt động (mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây trung bình khoảng 1,8-2,0 m).

Sẽ có 2 đợt lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông - Xuân.

Để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy và tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải toả các ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở các cửa lấy nước, hệ thống kênh trục chính; bảo đảm phương tiện lấy nước đủ điều kiện để sẵn sàng vận hành.

Theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến nguồn nước, ngay khi nguồn nước cho phép, tổ chức vận hành tối đa công trình thủy lợi lấy nước, tăng cường tích trữ nước tối đa trong hệ thống kênh trục, ao, đầm, các vùng trũng và đưa nước lên ruộng để phục vụ làm đất và gieo cấy (lưu ý một số công trình thủy lợi ở vùng thượng nguồn sẽ đủ điều kiện lấy nước trước thời điểm 0 giờ 00’ ngày 23/1).

Khẩn trương vận động, hướng dẫn người dân thực hiện sớm việc làm đất để giữ nước trên ruộng, tổ chức tăng cường gia cố bờ vùng, bờ thửa để tránh rò rỉ, thất thoát, lãng phí nước; ưu tiên cấp trước nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước. Bố trí lực lượng thường trực tại công trình thủy lợi đầu mối trong toàn bộ thời gian lấy nước đợt 1, bảo đảm việc lấy nước hiệu quả và an toàn. Phối hợp với các cơ quan điện lực, đảm bảo nguồn điện cấp cho các trạm bơm vận hành ổn định trong suốt thời gian lấy nước phục vụ gieo cấy.

Thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên. Trong đó, có 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn (hơn 2.000 ha). Bên cạnh đó, còn có hơn 86.200 công trình thủy lợi, gồm: 6.750 hồ chứa, 592 đập dâng, 19.416 trạm bơm, 27.754 cống, 16.057 đập tạm, 291.013 km kênh mương, 16.573 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung. Ngoài ra, trên hầu hết các lưu vực sông đều có hệ thống hồ chứa tham gia phòng chống lũ với tổng dung tích cắt, giảm lũ cho hạ du ở các hồ chứa lớn khoảng 14,6 tỷ mét khối nước.

Cùng với đó, hệ thống đê sông hiện có 9.242 km, 1.035 km kè, 1.563 cống dưới đê và hơn 30 nghìn cống bọng, 28 nghìn trạm bơm nội đồng tưới, tiêu kết hợp; hàng nghìn km bờ bao, phục vụ chống lũ, ngăn mặn, tiêu thoát nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Qua đánh giá, các công trình, hệ thống công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai đã góp phần cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, bảo vệ dân sinh, sản xuất, cải thiện môi trường, nhất là góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ quốc gia thiếu lương thực, trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

 

 

LÝ LAN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline