Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Trên 1.000 cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 08/09/2023 14:09

TMO – Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều cây cổ thụ trong đợt xét công nhận Cây Di sản lần này với 7 cây, trong đó có cây đa cổ thụ khoảng 400 năm tuổi.

Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp xét công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là đợt họp thứ 6 của Hội đồng từ đầu năm đến nay. Trong đợt xét duyệt lần này, với trên 1.600 hồ sơ cây cổ thụ gửi đến, Hội đồng đã lựa chọn đưa vào danh sách 1.007 cây cổ thụ ở 10 địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Phước) đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là những hồ sơ được các địa phương gửi đến đề nghị xét công nhận từ nhiều tháng trước đó.

Đại biểu cùng giáo viên và các em học sinh Trường TH&THCS Xuân Đám (xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, Hải Phòng) chụp ảnh kỷ niệm bên Cây Di sản trong khuân viên trường.

Cụ thể, Quảng Nam nhiều nhất với 959 cây, chủ yếu là cây lim ở huyện Tây Giang. Theo hồ sơ, những cây lim này khoảng 200 năm tuổi có số đo chu vi thân từ 1,5 đến 6 m.

Bình Phước 27 cây, tại Tiểu khu 379 Mã Đà, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, do Công ty B58 đăng ký xét bổ sung. Cộng với 135 cây đã được xét ở những đợt trước đó.

Địa bàn Hà Nội 7 cây. Cụ thể, 1 cây đa hơn 400 năm trong khuôn viên đền Đức Thánh Mẫu, ở thôn Kim Bồng, xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa. 4 cây gần 150 năm (02 cây sung + 02 cây vối) ở thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. 2 cây cổ thụ khác cây đa 239 năm và cây ruối 308 năm tuổi thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, thuộc huyện Đông Anh.

Tỉnh Ninh Bình có 04 cây đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản. Đó là 2 cây bàng và 2 cây lộc vừng gần 200 năm tuổi ở xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan. Các địa phương (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Khánh Hòa) mỗi nơi có 02 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tỉnh Thanh Hóa có 04 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đó là cây đa hơn 100 năm trong khuôn viên trường Trung học cơ sở xã và 02 cây (01 cây đa + 01 cây bàng) đều hơn 100 năm, ở đền Mẫu, thôn Vân Cô, xã Hà Lai huyện Hà Trung. Đặc biệt, có cây Nhội hơn 700 năm của Công ty cổ phần Kỳ Linh Mộc, phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa cũng được xét công nhận đủ tiêu chuẩn.

Tỉnh Hải Dương Đồng Nai mỗi nơi có 01 cây đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đó là cây bồ đề hơn 200 năm ỏ xóm 3, thôn Đại Uyên, xã Bạch Đằng, thị xã Kinh Môn; cây Dầu rái hơn 300 năm trong khuôn viên chùa Hoàng Ân, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam cho biết, do cộng đồng tích cực hưởng ứng tham gia nên số lượng hồ sơ gửi đến đề nghị xét công nhận là rất lớn trên 1.600 hồ sơ (1.600 cây cổ thụ – PV) trong khi đó, do nhân sự ‘mỏng’ nên các thành viên (là các chuyên gia, nhà khoa học) của Hội đồng phải tính toán phân bổ thời gian hợp lý để triển khai thẩm định nhằm vừa đáp ứng thời gian và vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định đối với công tác thẩm định. “Hiện tại các thành viên Hội đồng đã thống nhất lựa chọn đưa vào danh sách 1.007 cây cổ thụ để trình Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xem xét ký quyết định công nhận. Nếu 1.007 cây cổ thụ này được công nhận thì số lượng cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 8.000 cây, GS Huỳnh nhấn mạnh.

Hải Phòng là một trong những địa phương có nhiều Cây Di sản Việt Nam. Điều này cho thấy công tác bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại một số địa phương nơi đây đang làm rất tốt. Ảnh: Người dân tham quan, ngắm Cây Di sản Việt Nam.

Sự kiện vinh danh, công nhận “Cây Di sản Việt Nam” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) khởi xướng và thực hiện từ năm 2010. Sự kiện đã và đang nhận được sự hưởng ứng tham gia lớn của cộng đồng xã hội và trở thành một trong những hành động thiết thực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giáo dục thế hệ trẻ nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện cam kết của Việt Nam đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline