Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 22/12/2024 17:12

Tin nóng

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Chủ nhật, 22/12/2024

Trải nghiệm leo núi, cắm trại trên đỉnh Bidoup (Lâm Đồng)

Chủ nhật, 22/12/2024 06:12

TMO - Leo núi lên đỉnh Bidoup, du khách sẽ phải vượt qua những con dốc thẳng đứng, tuy nhiên việc khám phá những cung đường mới lạ cùng cảnh sắc thiên nhiên độc đáo lại là những trải nghiệm khó quên cho mọi du khách.

Đỉnh núi Bidoup nằm ở xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km về phía Đông Bắc. Sở hữu khung cảnh hoang sơ và những cánh rừng xanh mát, Bidoup thu hút nhiều du khách yêu thích trải nghiệm tìm đến trong những năm gần đây.

Với độ cao khoảng 2.287m so với mực nước biển, khi chinh phục Bidoup, du khách sẽ có dịp đi qua những cung đường mây phủ, rừng thông, rừng tre, cùng những khu rừng nguyên sinh. Cung đường leo núi lên đỉnh Bidoup - Nóc nhà Nam Tây Nguyên sẽ kéo dài khoảng 2 ngày 1 đêm, du khách sẽ vượt qua 27km đường rừng với thảm thực vật phong phú mang hơi thở của rừng già. Đường đi qua những tán rừng nguyên sinh xanh thẳm, dòng suối róc rách, không khí trong lành khiến du khách không khỏi ngạc nhiên vì vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Tuy nhiên, nơi đây cũng có những con dốc thẳng đứng, đoạn đường trơn trượt, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà leo núi đến thám hiểm.

Chinh phục Bidoup, du khách sẽ có dịp đi qua những khu rừng nguyên sinh.

Đặc biệt, việc leo núi Bidoup vào mùa mưa sẽ rất khó khăn. Đường núi trơn trượt, sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, vì vậy du khách nên tránh đi vào mùa mưa lớn từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10. Thời gian lý tưởng để chinh phục Bidoup là từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khi khí hậu chuyển vào mùa khô, thuận lợi cho việc leo núi. Nếu may mắn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hoa đỗ quyên, lan rừng… nở rộ dọc theo hành trình.

Hành trình chinh phục Bidoup có độ khó khác nhau. Tuyến đường lên Bidoup rất dốc và dài, với phần lớn là rừng rậm, do đó yêu cầu người đi phải có thể lực tốt và kinh nghiệm leo núi vững vàng. Với độ cao ngất ngưởng, nên đường lên Bidoup có đa dạng hệ sinh thái động thực vật khác nhau. Xuyên suốt chuyến đi, du khách có thể dừng lại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, đặc biệt là các loại hoa lan rừng.

Du khách còn có thể được ngắm những loại hoa lan rừng.

Khu vực cắm trại qua đêm nằm ở độ cao 1.800m, giữa không gian bao la của rừng thông, mang đến cho du khách cảm giác hòa mình vào thiên nhiên. Sáng sớm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những biển mây trắng xoá, bồng bềnh cùng không khí trong lành. Khu cắm trại cũng là điểm lý tưởng để ngắm hoàng hôn và bình minh.

Khu cắm trại là điểm lý tưởng để ngắm hoàng hôn và bình minh.

Check-in đỉnh Bidoup là một cột mốc đánh dấu nỗ lực khi du khách đã kiên trì vượt qua được đoạn đường hẹp trơn trượt, bám vào dây thừng để leo lên con dốc đứng, không quản thời tiết lạnh mà vẫn sải chân bước. Dọc đường đi, nếu có hướng dẫn viên, du khách còn được nghe những câu chuyện huyền bí, sự tích cổ xưa được truyền đạt lại qua lời kể của người dẫn đường. Khi trời chuyển tối, cùng ngồi dưới tán trại, nghe tiếng lửa hồng kêu ranh rách, thưởng thức những món ẩm thực địa phương được ướp đậm vị là những trải nghiệm tuyệt vời khó quên tại đây.

Cây Pơmu cổ thụ hơn 1.300 tuổi.

Một trong những điểm nhấn trên hành trình trải nghiệm đỉnh Bidoup là khu vực quần thể cây Pơmu cổ thụ với điểm nhấn là cây Pơmu cổ thụ hơn 1.300 tuổi. Trên tuyến đường mòn khu rừng nguyên sinh có hàng chục loài gỗ quý, các loài chim và đa dạng muôn sắc hoa thiên nhiên. Đây chính là tiềm năng và lợi thế để Bidoup khẳng định giá trị kinh tế trong phát triển du lịch sinh thái, khám phá gắn với giá trị bảo tồn.

Để đảm bảo chuyến leo núi an toàn và thuận lợi, du khách cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như giày leo núi, mũ, găng tay, cùng các đồ dùng cá nhân gọn gàng và tiện dụng.  Ngoài ra, du khách cần lưu ý không xả rác trong suốt hành trình và mang theo túi để đựng rác, đảm bảo giữ gìn môi trường tự nhiên.

 

 

Ngọc Thuỷ

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline