Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

TP. HCM xây dựng công viên, mở rộng mảng xanh đô thị

Thứ ba, 30/01/2024 07:01

TMO - Để mở rộng mảng xanh đô thị, TP. HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên với tổng diện tích gần 800 ha thuộc thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, quận 12, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh, trong đó, công viên lớn nhất rộng đến gần 490 ha…

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP. HCM trình UBND TP.HCM, năm 2023 thành phố đã trồng mới và cải tạo gần 12.500 cây xanh (chỉ tiêu là 6.000 cây); thực hiện phát triển 8,2ha công viên công cộng (chỉ tiêu 5ha); phát triển hơn 32ha mảng xanh công cộng (chỉ tiêu 2ha). Năm 2024, các chỉ tiêu trên sẽ vẫn được giữ nguyên. 

Sở Xây dựng thành phố cho biết, trong quyết định của UBND thành phố năm 2021 về kế hoạch chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng giai đoạn 2020 - 2025 thành phố đặt chỉ tiêu tăng thêm 150ha đất công viên công cộng, tương đương 0,65m2/người (tính trên quy mô 10 triệu dân). Giai đoạn 2026 - 2030, TP.HCM phấn đấu tăng 10ha mảng xanh công cộng, đất công viên đạt 1m2/người (tính trên quy mô 11 triệu dân), trồng mới và cải tạo 30.000 cây xanh.

Do đó, để hoàn thành chỉ tiêu này, thành phố cần thực hiện tối thiểu 54 dự án với kinh phí đầu tư ước tính hơn 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới có 8 dự án hoàn thiện và trình đề xuất chủ trương đầu tư. Trong số 8 dự án này, thành phố đã chấp thuận 4 dự án với kinh phí 1.590 tỷ đồng.  Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh cũng đề xuất xây dựng thêm 6 công viên có quy mô lớn từ nguồn đất công hoặc đất trống.

Để mở rộng mảng xanh đô thị, TP.HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên với tổng diện tích gần 800 ha. 

Trong đó, lớn nhất là công viên Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi, rộng 485ha, cách trung tâm khoảng 50km. Dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, thuộc cụm du lịch văn hóa lịch sử Củ Chi với các khu chức năng thả thú bán hoang dã; trưng bày thú mở (hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới, vườn thú đêm trưng bày các loài thú chuyên sinh hoạt vào ban đêm).

Khu lâm viên sinh thái thành phố Thủ Đức quy mô 128ha được quy hoạch có chức năng chính là khu vực dành cho mục đích bảo vệ môi trường và thoát nước mặt, được giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên... Đây là 1 trong 6 khu đất được đề xuất làm công viên cây xanh. Hiện trạng khu vực này như một khu rừng rậm, dày đặc các loại thực vật phát triển tự nhiên Công viên quảng trường Thủ Thiêm ở thành phố Thủ Đức rộng 20ha, đã được cải tạo và đi vào hoạt động vào cuối tháng 12/2023. Công viên có hơn 200 cây xanh, thảm cỏ, tiểu cảnh, đường dạo, ghế ngồi, hệ thống chiếu sáng công viên. Những ngày qua, khu vực này thu hút đông đảo người dân đến vui chơi, chụp ảnh bởi cánh đồng hoa hướng dương xinh đẹp rực rỡ

Công viên Gò Cát (quận Bình Tân) rộng 13ha, vốn dĩ là một bãi chôn lấp rác thuộc Công ty môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Bãi rác này đã đóng cửa, ngưng hoạt động từ năm 2007 và hiện đang bỏ hoang Công viên cây xanh thuộc khu công viên cây xanh - thể dục thể thao (phường 12, quận Bình Thạnh) rộng 3,8ha hiện là bãi đất trống, tuyến đường dân sinh đã thành hình. Cuối cùng là công viên cây xanh Thạnh Xuân ở quận 12 rộng 150ha.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, trong khi nguồn vốn đầu tư công chưa bố trí đủ cho các dự án thì việc mời gọi tư nhân đầu tư phát triển công viên cây xanh là không thể thực hiện. Lý do vì công viên cây xanh không thuộc lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) và xã hội hóa. Hiện nay, việc hướng dẫn sử dụng khai thác mặt bằng công viên cũng còn nhiều bất cập, vướng mắc. Hiện chưa có quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, nên trong quá trình quản lý có phát sinh các khó khăn, vướng mắc về quản lý, khai thác. Chẳng hạn như tổ chức các dịch vụ thiết yếu trong công viên phục vụ nhu cầu của người dân như bãi giữ xe, căng tin, máy bán nước tự động,...

Toàn TP.HCM đang có khoảng 400 công viên, bao gồm công viên công cộng và trong khuôn viên khu ở với hơn 235.000 cây xanh. Trong đó, các quận nội thành có diện tích công viên lớn hơn khu vực ngoại thành. Theo đề án phát triển công viên và cây xanh công cộng giai đoạn 2020-2030 đã được UBND TP.HCM thông qua, trong giai đoạn 5 năm (2021-2025) TP.HCM tăng tối thiểu 150 ha đất công viên. Diện tích công viên tăng 0,65 m2/người. Mục tiêu đến năm 2030, đất công viên ở thành phố đạt 1 m2/người, tổng diện tích cây xanh nâng lên 3-4 m2/người, qua đó, bước đầu cải thiện cơ bản tình trạng thiếu mảng xanh của thành phố.

Những tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3 m trở lên được trồng cây xanh. Thành phố sẽ trồng mới và cải tạo hơn 30.000 cây xanh, trồng thêm 20 loại cây phù hợp điều kiện thổ nhưỡng. Đến năm 2030, đất công viên ở thành phố đạt 1 m2/người, tăng 450 ha so với năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, thành phố sẽ rà soát các khu đất được quy hoạch công viên trong các đồ án 1/5000, 1/2000. Tùy tính chất từng khu đất, chính quyền sẽ lập dự án xây dựng hoặc kêu gọi đầu tư.

TP. HCM đang triển khai nhiều giải pháp, nhằm triển khai hiệu quả mục tiêu trồng 10 triệu cây xanh trong giai đoạn 2020 – 2025 nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường của thành phố.  

Mật độ cây xanh tại TP.HCM không đạt quy chuẩn của đô thị, vì theo ước tính mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10 m2 cây xanh để bảo đảm không khí trong lành cho cuộc sống. Cụ thể, tại TP.HCM, chỉ tiêu này mới ở mức 2 m2/người, chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên thế giới (khoảng 20 m2-25 m2 cây xanh/người) và bằng 2/7 tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành năm 2008.   

TP. HCM đang triển khai nhiều giải pháp, nhằm triển khai hiệu quả mục tiêu trồng 10 triệu cây xanh trong giai đoạn 2020 – 2025 nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường của thành phố. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng đang quá thiếu không gian xanh. Trong đó, tỉ lệ đất cây xanh công cộng tại TP.HCM là thấp nhấp trong các đô thị của cả nước, chỉ đạt 0,55 m2/người. Xếp sau Hà Nội (2,06 m2/người), Đà Nẵng (2,4 m2/người), Hải Phòng (3,41 m2/người). Như vậy, tỉ lệ đất cây xanh công cộng tại Hà Nội đang gấp 3,7 lần TP.HCM, Đà Nẵng gấp 4,3 lần và Hải Phòng gấp 6,2 lần TP.HCM. Ban Đô thị HĐND TP.HCM thông tin, hiện nay thành phố có 21,74 ha công viên cây xanh tăng thêm, đạt khoảng 14,5% là rất thấp so với chỉ tiêu là phát triển thêm 150 ha công viên cây xanh tăng thêm. Chính vì vậy, Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP triển nhiều nhiều biện pháp quyết liệt hơn. Cụ thể là tăng cường xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, xã hội để tổ chức thực hiện tốt đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ và kế hoạch trồng 10 triệu cây xanh của TP giai đoạn 2021-2025.

Sở Xây dựng đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn TP để thực hiện được các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn TP, giai đoạn 2020 - 2025. Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn, cơ cấu sử dụng đất đối với các loại hình công viên công cộng trên địa bàn TP; hướng dẫn lập, lập và phê duyệt phương án sử dụng tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với từng công viên công cộng hiện hữu. Sở rà soát, cân đối, tham mưu bổ sung hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 để Sở Xây dựng tổ chức thực hiện các dự án phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn TP theo quy định, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,65 m2/người.

 

Minh Đức

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline