Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

TP. HCM ngăn ngừa nguy cơ bệnh sởi lây lan nhanh trong cộng đồng

Thứ tư, 28/08/2024 07:08

TMO - UBND TP. HCM đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố. Việc công bố dịch sởi trên địa bàn TP. HCM nhằm huy động các nguồn lực tập trung phòng chống sởi, giảm số ca mắc, tử vong do bệnh sởi.

Theo đó, thời gian xảy ra dịch sởi là tháng 8 năm 2024 với quy mô toàn thành phố, nguyên nhân do virus sởi gây ra; lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Về tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B, người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai các biện pháp, phòng chống dịch. Các biện pháp phòng, chống dịch thực hiện theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố, quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn. Các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện khai báo đầy đủ, chính xác với cơ quan y tế trong 24 giờ sau khi có chẩn đoán để được quản lý và xét nghiệm theo quy định.

Thực hiện chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi - rubella không kể tiền sử tiêm chủng vaccine sởi - rubella trước đó cho tất cả trẻ em từ 1 - 5 tuổi đang sống tại Thành phố; có thể mở rộng độ tuổi theo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định. Tổ chức thu dung, điều trị, chăm sóc, cách ly y tế và kiểm soát dịch tại cộng đồng theo đúng các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

TP.HCM sẽ tiêm bổ sung vaccine sởi cho khoảng 517.250 trẻ theo hình thức tiêm chiến dịch tại trường học, trạm y tế, bệnh viện để ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh. 

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trong tuần 34 (từ ngày 19/8 - 25/8) Thành phố ghi nhận 85 ca sốt phát ban nghi sởi sống tại TP.HCM, trong đó 20 ca dương tính (23,5%), 44 ca không lấy mẫu (51,8%), 17 ca chưa có kết quả (20%) và 4 ca âm tính (4,7%). Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần 34 năm 2024 là 525 ca, trong đó có 209 ca dương tính (39,8%).

Về phân bố theo phường, xã, ghi nhận bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường, xã thuộc 16/22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Nguyên nhân dẫn đến dịch sởi gia tăng là do gián đoạn tiêm chủng trong và sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn thành phố chỉ mới đạt 89,2% và chưa có quận, huyện nào đạt trên 95% (tỷ lệ bao phủ vaccine sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát); đồng thời tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.

Trước nguy cơ bệnh sởi có thể bùng phát do tỉ lệ tiêm phòng thấp, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm tăng tỉ lệ bao phủ vaccine ngăn ngừa nguy cơ bệnh sởi lây lan rộng trong cộng đồng. Theo ước tính, TP.HCM sẽ tiêm bổ sung vaccine sởi cho khoảng 517.250 trẻ theo hình thức tiêm chiến dịch tại trường học, trạm y tế, bệnh viện. Chiến dịch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9/2024. Ngành y tế TP.HCM  khuyến cáo phụ huynh cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccine phòng sởi.

Cùng với TP.HCM, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết hiện nay, các tỉnh được đánh giá có nguy cơ gia tăng lây nhiễm bệnh sởi rất cao và cao là Hà Tĩnh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau… Những địa phương này có thể gia tăng số ca mắc đến tận tuyến huyện, và khoảng hơn 100 huyện sẽ nằm trong chiến dịch đợt 1 tiêm vaccine sởi lần này. 

Bộ đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động quan tâm chỉ đạo việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sởi đảm bảo kịp thời, hiệu quả và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. 

Trước nguy cơ trên, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Theo đại diện Bộ Y tế, Bộ đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động quan tâm chỉ đạo việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sởi đảm bảo kịp thời, hiệu quả và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Cụ thể, đối với các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi triển khai theo kế hoạch tiêm chủng vaccine sởi của Bộ Y tế tại Quyết định số 2495/QĐ-BYT khẩn trương chuẩn bị, tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024 trên địa bàn.  

Căn cứ tình hình dịch sởi tại địa phương, tỷ lệ tiêm chủng, năng lực xét nghiệm, điều trị, nguồn lực sẵn có trong phòng, chống dịch... các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur thực hiện đánh giá nguy cơ, xác định vùng nguy cơ theo quy mô quận/huyện, xã/phường, rà soát đối tượng, đề xuất bổ sung địa bàn và đối tượng triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trong trường hợp cần thiết và báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng). Đồng thời, các địa phương cũng thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch sởi, chủ động tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát trong cộng đồng.

Chiến dịch tiêm vaccine sởi được triển khai tại 100 huyện, thị xã của 18 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao bùng phát dịch và mở rộng độ tuổi tiêm cho trẻ từ 1-10 tuổi. Khác với chương trình tiêm chủng mở rộng (vaccine sởi chỉ tiêm cho trẻ 9 tháng và 18 tháng tuổi), chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi lần này sẽ mở rộng độ tuổi tiêm cho trẻ từ 1-10 tuổi, trừ những trường hợp đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine sởi.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo sở, ban, ngành xây dựng, ban hành kế hoạch tiêm chủng bổ sung vaccine sởi-rubella; bố trí đầy đủ kinh phí, nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng... Đồng thời, tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vaccine sởi-rubella cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các khối tiểu học, mầm non, mẫu và giáo vận động phụ huynh đồng ý cho con em tham gia tiêm vaccine". 

Trước nguy cơ bùng phát dịch sởi trên thế giới cũng như tại Việt Nam theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế đã phối hợp với các cơ quan xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống dịch sởi năm 2024, với hơn 1 triệu liều vaccine do Chính phủ Australia tài trợ thông qua WHO.

Chiến dịch được triển khai tại các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế tại các quận, huyện có nguy cơ và đang có các ca sởi/dịch sởi. Vaccine được cung cấp miễn phí cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi; nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định. 

Để triển khai thành công chiến dịch này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương quan tâm xây dựng, ban hành kế hoạch tiêm chủng bổ sung vaccine Sởi-rubella, bố trí đầy đủ kinh phí, nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng, bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Cùng với đó, cần tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm chiến dịch vaccine Sởi-Rubela cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các khối tiểu học, mầm non, mẫu giáo vận động phụ huynh đồng ý cho con em tham gia tiêm vaccine.

Đối với các tỉnh, thành phố chưa thuộc phạm vi triển khai của Kế hoạch thì phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tiếp tục rà soát các đối tượng, thực hiện đánh giá, xác định vùng nguy cơ để chuẩn bị, xây dựng kế hoạch tiêm chủng chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn trong trường hợp cần thiết.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Biểu hiện là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Trẻ nhỏ chưa tiêm chủng, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ biến chứng nặng nếu mắc sởi.

Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng. Mọi người đều có thể mắc bệnh, song chủ yếu bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ không được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi. Khi đó, trẻ sẽ lây nhiễm cho những người xung quanh, bao gồm người lớn chưa được chủng ngừa trước đây, trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm ngừa sởi và cả những người đã tiêm ngừa đủ hai mũi.

 

 

Thanh Nga

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline