Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

TP. HCM ngăn chặn tình trạng vẽ bậy tại các công trình công cộng

Thứ bảy, 06/01/2024 07:01

TMO - Để ngăn chặn nạn vẽ bậy ở cầu Ba Son, TP.HCM đã đề xuất lắp 5 camera dưới dạ cầu và sử dụng sơn chuyên dụng, lau qua là sạch.

Cầu Ba Son bắc qua sông Sài Gòn, biểu tượng mới của TP.HCM khi cầu được đưa vào khai thác vào tháng 4/2022, đã bị sơn, vẽ bậy. Thời gian qua, các cây cầu lớn cùng nhiều công trình biểu tượng của thành phố liên tục bị xịt sơn, vẽ bậy. Để xóa những vết sơn này, cơ quan chức năng phải dùng dung dịch lau chùi, sơn lại…tốn kém, mất thời gian, nhưng không thể xóa hoàn toàn và chỉ là biện pháp tạm thời, sau vài ngày lại bị vẽ bậy trở lại. Bên cạnh đó, một số cầu đi bộ (cầu bộ hành), hầm đi bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh như hầm đi bộ ở khu vực nút giao Bình Thuận (Nguyễn Văn Linh và Quốc lộ 1, huyện Bình Chánh) bị nhiều người đến ngủ, phóng uế, tụ tập hút chích… gây mất trật tự, mất vệ sinh. 

Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải TP.HCM) cho biết, Thành phố hiện đang phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai nhiều biện pháp nhằm giải quyết căn cơ những vấn đề trên. Trung tâm quản lý Hạ tầng Giao thông Đường bộ đã có nhiều văn bản gửi UBND Quận 1 và thành phố Thủ Đức để đề nghị hỗ trợ việc cường công tác tuần tra, đảm bảo an ninh khu vực, chống các hành vi sơn vẽ bậy, ăn cắp vật tư công trình cầu, vận động người dân không buôn bán lấn chiếm vỉa hè tại công trình cầu Ba Son. 

Cầu Ba Son bị vẽ bậy hồi tháng 11/2023. Ảnh: HC. 

Nhằm khắc phục triệt để nạn sơn, vẽ bậy tại cầu Ba Son, cũng như các công trình cầu giao thông khác, Sở Giao thông Vận tải Thành phố đã giao Trung tâm Quản lý Hạ tầng Giao thông Đường bộ làm chủ đầu tư 2 dự án. Trước hết là gắn bổ sung hệ thống camera quan sát giao thông tại các vị trí dưới các dạ cầu có giao thông thủy; riêng đối với cầu Ba Son sẽ lắp đặt 5 camera để theo dõi việc tàu thuyền đi lại và việc tham quan của người dân tại khu vực công viên dưới dạ cầu.

Việc này sẽ góp phần theo dõi các đối tượng xấu lợi dụng việc tham quan để sơn vẽ bậy. Trung tâm đang trong quá trình thực hiện dự án này, dự kiến hoàn thành trong tháng 1/2024. Thứ hai là dự án sửa chữa, sơn chỉnh trang, chống vẽ trên các cầu lớn đã được Sở Giao thông và Vận tải phê duyệt, khởi công trong quý 2 năm 2024. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu tác dụng của việc sơn vẽ bậy trên cầu vì sử dụng sơn chuyên dụng chống việc sơn vẽ bậy, trường hợp nếu có sơn vẽ lên chỉ cần dùng vải lau qua là sạch.

Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người dân để tránh việc làm mất mỹ quan đô thị; đồng thời hỗ trợ Trung tâm thực hiện công tác tuần tra, xử lý các đối tượng sơn vẽ bậy bằng các hình thức: phạt tiền, khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng ban đầu, đồng thời khen thưởng người phát hiện hành vi sai trái. Địa phương cũng có thể lắp các biển tuyên truyền cấm sơn, vẽ bậy bằng ngôn ngữ: Việt, Anh tại một số vị trí trên cầu, ghi chú mức phạt nếu vi phạm. 

UBND các quận huyện, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra xử lý triệt để đối với việc tập kết vật tư xây dựng, tập kết rác, vẽ bậy. Ảnh: QT. 

Liên quan đến tình trạng cầu bộ hành, hầm đi bộ biến thành nơi tụ tập hút chích, Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ cho biết, các công trình cầu bộ hành, hầm đi bộ được xây dựng nhằm phục vụ cho người dân sang đường đảm bảo an toàn, kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên, tình trạng tụ tập, xả rác…trên một số cầu bộ hành, hầm đi bộ vẫn xảy ra. Nguyên nhân chính là do một số người dân thiếu ý thức, hoặc do các đối tượng sống lang thang thường xuất hiện trên các cầu bộ hành gây ra.

Thời gian qua, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Giao thông Đường bộ và Công ty Cổ phần Công trình Cầu phà TP.HCM thường xuyên tuần tra phát hiện, báo chính quyền địa phương hỗ trợ xử lý các tình trạng nêu trên. Sau công tác giám sát, xử lý của cơ quan chức năng, tình trạng mất an ninh tại các cầu và hầm đi bộ có cải thiện hơn so với trước đây nhưng vẫn chưa xử lý triệt để được.

UBND các quận huyện, thành phố Thủ Đức chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra xử lý triệt để đối với việc người dân tập kết vật tư xây dựng, tập kết rác, lấn chiếm xung quanh cầu, hầm đi bộ làm nơi kinh doanh buôn bán…, tạo thông thoát cho khu vực cầu, hầm để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi bộ qua hầm an toàn. Công an các quận huyện, thành phố Thủ Đức thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các đối tượng tập trung ngủ, sinh hoạt, hút chích… (nếu có) trong khu vực cầu, hầm đi bộ; phối hợp với Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ gắn các bảng công bố “số điện thoại đường dây nóng” tại các cửa lên xuống hầm để người dân, lực lượng trực gác cầu… thông báo kịp thời để phối hợp xử lý.

 

 

Thu Thủy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline