Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 22:11
Thứ tư, 20/07/2022 14:07
TMO – Trong Đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ ở trung tâm, Sở Giao thông vận tải TP. HCM đưa 22 đường ở trung tâm dự kiến được tổ chức thành phố đi bộ trong vài năm tới.
Theo Đề án, từ nay đến năm 2023, phố đi bộ sẽ tổ chức ở vòng xoay Công trường Quốc tế, đường Phạm Ngọc Thạch, Công xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du), Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang), Đồng Khởi (từ Nguyễn Du đến Lê Lợi), Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Các tuyến này cấm xe chạy khi tổ chức phố đi bộ. Giai đoạn này thành phố sẽ hạn chế xe, để ưu tiên người đi bộ trên các đường Nguyễn An Ninh và Lưu Văn Lang.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q1) là một trong những điểm đến hấp dẫn ở TP. HCM
Năm tiếp theo, phố đi bộ tiếp tục mở rộng qua đường Đồng Khởi (từ Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng), Công trường Lam Sơn (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), cùng các tuyến Lê Lợi, Nguyễn Thiệp, Mạc Thị Bười, Ngô Đức Kế (đoạn từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi).
Đến năm 2025, trung tâm TP. HCM sẽ có thêm phố đi bộ ở đường Hàm Nghi (Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang). Đường Tôn Thất Đạm (từ Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng), Thái Văn Lung, Thi Sách sẽ hạn chế xe và ưu tiên người đi bộ.
Theo Sở Giao thông vận tải, việc mở rộng các phố đi bộ giúp giảm xe cá nhân vào nội đô, phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ ở khu trung tâm - nơi có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa... Để tổ chức 22 đường thành phố đi bộ, đề án nêu các giải pháp: cải tạo nút giao, vỉa hè; điều chỉnh giao thông, tăng kết nối giao thông công cộng; tổ chức sự kiện thu hút người dân, khách du lịch.
Đến thời điểm hiện tại, TP. HCM và Hà Nội là 2 đô thị có nhiều tuyến phố đi bộ nhất cả nước, theo đánh giá, những tuyến phố đi bộ này tuy còn nhiều bất cập nhưng cơ bản có hiệu quả, đặc biệt trong phát triển lĩnh vực du lịch.
Út My
Bình luận