Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

TP. HCM: Dự báo xâm nhập mặn tiếp tục gia tăng

Thứ sáu, 15/03/2024 14:03

TMO - Chi cục Thủy lợi TP.HCM cho biết, trong thời gian tới độ mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền và nội đồng sẽ tiếp tục gia tăng. Ngành Nông nghiệp thành phố tiếp tục triển khai giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.  

Chi cục Thủy lợi TP. HCM (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, qua khảo sát quan trắc tại 7 trạm thuộc hệ thống sông chính trên địa bàn thành phố kỳ ngày 12 và 13/3, độ mặn đo được tại các trạm như sau: Trạm Nhà Bè: 12,2 ‰; Phà Cát Lái 9,5 ‰; Cầu Thủ Thiêm: 5,9‰; Cầu Ông Thìn 1,7‰; Cống Kênh C: 6,3‰; K.Xáng + K.An Hạ: 2,4‰; Cầu Rạch Tra: 0,5‰. 

Kết quả quan trắc cho thấy trong quý 1 năm 2024, trong đó tháng 3 có nồng độ mặn cao nhất. Mức độ xâm nhập mặn trên địa bàn TPHCM đã tiệm cận giá trị mặn cao nhất của năm 2023. Dự báo, trong thời gian tới độ mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền và nội đồng sẽ tiếp tục gia tăng.

Ngành Nông nghiệp thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó, giảm thiệt hại do xâm nhập mặn. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM đang tiếp tục theo dõi thường xuyên các số liệu về xâm nhập mặn trên địa bàn; cập nhật lên hệ thống thông tin điện tử để tuyền truyền đến người dân. Cùng với đó là tăng cường công tác vận hành các công trình thủy lợi, đảm bảo cấp nước đủ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và phòng chống cháy rừng. Tăng cường duy tu, sửa chữa hệ thống kênh rạch thủy lợi, đảm bảo thông thoáng dòng chảy lấy nước phục vụ sản xuất…

Ngoài ra, với hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, ngành chức năng thành phố đang tăng cường công tác dự báo và cảnh báo tới người dân cũng như các tổ chức sản xuất nông nghiệp, giúp người dân kịp thời nắm bắt tình hình xâm nhập mặn để chủ động trong sản xuất.

Chi cục Thủy lợi TP. HCM khuyến cáo người dân trên địa bàn thành phố cần chủ động và thường xuyên theo dõi số liệu quan trắc, dự báo diễn biến xâm nhập mặn trên sông, kênh, rạch được đăng tải trên website Chi cục Thủy lợi và thông tin về thời tiết, khí tượng thủy văn trên các trang tin, báo đài truyền thông đại chúng làm cơ sở hoạt động, triển khai các giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề đã được cơ quan chức năng khuyến cáo hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

 

 

Minh Uyên

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline