Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 12:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

TP. HCM chủ động ứng phó với triều cường cao kỷ lục

Chủ nhật, 23/10/2022 15:10

TMO - Trước diễn biến phức tạp của triều cường, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã có công văn khẩn yêu cầu UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện thông báo thường xuyên diễn biến của đợt triều cường cho người dân biết để chủ động ứng phó, đồng thời chủ động kiểm tra, rà soát bờ bao, cống, cửa van ngăn triều xung yếu.

Sáng 23/10, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ phát đi bản tin triều cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai. Theo đó, mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai đang xuống chậm và ở mức cao trong 24 giờ qua. Dự báo, mực nước tại các trạm trên sẽ tiếp tục lên. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện từ ngày 25 đến 27/10 (tức từ ngày 1 đến 3/10 Âm lịch). Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 5 đến 7 giờ và từ 17 đến 19 giờ.

Đỉnh triều đo được tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) có thể đạt mức 1,70m vào lúc 18h ngày 27/10 (cao hơn báo động 3 0,10m). Tương tự, trạm Thủ Dầu Một có thể lên mức 1,75-1,80m (cao hơn báo động 3 trong khoảng 0,15-0,20m). Còn tại trạm Biên Hòa, mực nước có thể lên mức 1,95-2,00m (xấp xỉ hoặc thấp hơn báo động 2 khoảng 0,05m).

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2. Đây là kỳ triều cường cao, cần đề phòng ngập úng vùng trũng thấp và ven sông. Trước diễn biến phức tạp của triều cường, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM đã có công văn khẩn yêu cầu UBND thành phố Thủ Đức và các quận - huyện thông báo thường xuyên diễn biến của đợt triều cường cho người dân biết để chủ động ứng phó, đồng thời chủ động kiểm tra, rà soát bờ bao, cống, cửa van ngăn triều xung yếu.

TP.HCM đối mặt với đợt triều cường được dự báo dâng cao ở mức kỷ lục lên đến 1,7m. Thành phố chỉ đạo các lực lượng, địa phương chủ động ứng phó. Ảnh: Quỳnh Danh 

Các địa phương được giao chuẩn bị vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải đất, cát…) để kịp thời xử lý, gia cố bờ bao xung yếu ngay từ giờ đầu theo phương châm 4 tại chỗ, không để xảy ra tình trạng vỡ, tràn bờ bao, sự cố cửa van gây ngập úng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Riêng chính quyền quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, thiết bị, kịp thời khắc phục sớm nhất nếu xảy ra sự cố thuộc các gói thầu của dự án Bờ hữu ven sông Sài Gòn. Các đơn vị chức năng bố trí máy bơm nước di động để kịp thời khắc phục các điểm ngập úng do triều cường gây ra.

Cùng với đó, các địa phương, sở, ngành liên quan chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kịp thời xử lý các vị trí bờ bao, cống kiểm soát triều, kênh dẫn dòng xung yếu; vận hành hiệu quả các cửa xả, cống kiểm soát triều, trạm bơm; đồng thời, phối hợp với Công an Thành phố (lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố) bố trí máy bơm nước di động để kịp thời khắc phục các điểm ngập úng do triều cường gây ra. Đối với các tuyến đường ngập do triều cường, đề nghị các đơn vị có biện pháp đảm bảo an toàn (lắp biển cảnh báo, rào chắn, đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng…) nhằm tránh xảy ra tai nạn khi ngập úng. 

Công an TP.HCM được giao nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp Lực lượng Thanh niên xung phong tổ chức các lực lượng cơ động điều tiết giao thông tại các khu vực trọng điểm bị ngập úng do triều cường gây ra.

Trước đó, đợt triều cường đầu tháng 10/2022, đỉnh triều trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai lên cao đạt mức 1,69 m (ngày 13/10), kết hợp với mưa lớn cũng đã khiến cho nhiều tuyến đường ở khu vực thấp trũng trên địa bàn các Quận 7, Quận 8, thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè… bị ngập sâu trong nước. 

Đỉnh triều kỷ lục được ghi nhận lần gần nhất tại TP.HCM vào đầu tháng 10/2019, đạt mốc 1,77 m tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và 1,8 m tại trạm Nhà Bè (sông Đồng Điền). Đợt triều cường gần nhất tại TP.HCM được ghi nhận vào ngày 11-12/10, xấp xỉ 1,7m.

Các dự báo cho thấy năm nay đỉnh triều cường có xu hướng tăng cao hơn các năm. Địa hình thấp trũng và việc phát triển đô thị mới trên các vùng thấp ở TP Thủ Đức, quận 7, Bình Tân, huyện Bình Chánh khiến tình trạng ngập úng nghiêm trọng thêm.

 

 

Đức Huy 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline