Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/01/2025 02:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/01/2025

TP. HCM cần tập trung thực hiện ‘1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 tiên phong’

Chủ nhật, 05/01/2025 12:01

TMO – TP. HCM phấn đấu tạo vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước và vượt qua ngưỡng thu nhập cao; là địa phương có chất lượng cuộc sống cao, giàu bản sắc, môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị công bố Quyết định của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu TP. HCM cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 tiên phong ".

Cụ thể, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách để huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển, gồm nguồn lực Nhà nước, tư nhân, hợp tác công tư, đầu tư trực tiếp, gián tiếp và nguồn lực từ Trung tâm Tài chính quốc tế. Việc huy động nguồn lực của Thành phố phải gắn với nguồn lực của vùng, nguồn lực của vùng phải gắn với nguồn lực quốc gia, nguồn lực quốc gia phải gắn với nguồn lực quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị TP. HCM tập trung thực hiện ‘1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 tiên phong’.

Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm an sinh xã hội, công bằng, tiến bộ xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau); tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế thông qua kết nối hệ thống giao thông, chuyển đổi số, hệ thống sản xuất và cung ứng theo chuỗi, đa dạng hoá sản phẩm, chuỗi cung ứng, thị trường.

TP. HCM cần tiên phong phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược gồm cả hạ tầng cứng và mềm; tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tiên phong trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, đào tạo và giữ chân nhân tài.

Với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành; đồng thời không cứng nhắc mà phải linh hoạt để bổ sung điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là cùng cả nước phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số những năm tới. Thủ tướng lưu ý cần mở ra không gian đổi mới sáng tạo, mạnh dạn thí điểm các cơ chế, chính sách mới và chấp nhận rủi ro. Đồng thời, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng chiến lược, tập trung nguồn vốn cho một số dự án mang tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả quản trị đô thị; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền; đổi mới, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành từ truyền thống sang môi trường số; nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh. Coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên trong tổ chức thực hiện quy hoạch. Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đặc biệt, đối với người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng. Thủ tướng Chính phủ gợi ý TP. HCM xây dựng Cung triển lãm Quy hoạch để khẳng định tầm nhìn, khát vọng, nâng cao tự hào của người dân; đồng thời tăng cường công khai, minh bạch, để mọi người dân, nhà đầu tư có thể hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng thành quả của việc thực hiện quy hoạch; đây cũng là một sản phẩm du lịch thu hút du khách và có thể khai thác nhiều dịch vụ khác…

Quy hoạch tạo không gian phát triển mới cho TP. HCM. Ảnh minh họa.

Trước đó, ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển TP. HCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; là Thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước và vượt qua ngưỡng thu nhập cao; là thành phố có chất lượng cuộc sống cao, giàu bản sắc, môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5-9,0%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385-405 triệu đồng, tương đương 14.800-15.400 USD. Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%; phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó 50% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới thông minh; phấn đấu 100% số huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó ít nhất 50% số huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới thông minh, làm nền tảng định hình, phát triển vùng đô thị vệ tinh trên địa bàn. Phấn đấu đến cuối năm 2030, nâng mức chuẩn nghèo về thu nhập của Thành phố cao gấp 2 lần so với mức chuẩn chung cả nước, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia; còn dưới 0,5% số hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố…/.

 

ÚT MY

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline