Hotline: 0941068156
Thứ tư, 27/11/2024 14:11
Thứ sáu, 31/05/2024 19:05
TMO - Nhóm chuyên gia đến từ nhiều cơ quan liên quan đã tiến hành thu thập, phân loại số liệu hoạt động; lựa chọn hệ số phát thải, tính toán phát thải khí nhà kính trong 5 lĩnh vực chính (năng lượng; các quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm; nông nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp; chất thải). Qua đó, đề xuất các biện pháp hoàn thiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính đảm bảo tuân thủ nguyên tắc minh bạch, chính xác, nhất quán theo hướng dẫn của hướng dẫn của Ban Thư ký Công ước.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Thông báo quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) lần thứ 4 của Việt Nam, dự kiến hoàn thành và gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH vào cuối năm 2024. Trong đó, một nội dung quan trọng là kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính quốc gia cho năm 2018 và 2020. Theo quy định, Việt Nam cũng như các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH cần xây dựng, cập nhật, công bố theo định kỳ kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính, thích ứng BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua các báo cáo quốc gia gửi Ban Thư ký Công ước, trong đó có Thông báo quốc gia.
Cần hạn chế phát thải trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh minh họa.
Theo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Thông báo quốc gia sẽ đưa ra bối cảnh của Việt Nam; kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho 5 lĩnh vực phát thải chính, gồm: năng lượng; các quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm; nông nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp; chất thải. Ngoài ra, Thông báo quốc gia cũng sẽ thông tin về tác động của BĐKH và các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Đặc biệt là nỗ lực của Việt Nam trong việc tích hợp, lồng ghép BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chuyển giao công nghệ ứng phó với BĐKH. Các nghiên cứu và các hoạt động quan sát BĐKH, những bước tiến về giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về BĐKH; chia sẻ thông tin và tham gia mạng lưới về biến đổi khí hậu; giới và BĐKH cũng sẽ được đưa vào Thông báo quốc gia. Cuối cùng là những khó khăn, thiếu hụt và nhu cầu hỗ trợ trong thực hiện các hoạt động ứng phó BĐKH.
Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm 2018, 2020, nhóm chuyên gia đến từ nhiều cơ quan liên quan đã tiến hành thu thập, phân loại số liệu hoạt động; lựa chọn hệ số phát thải; tính toán phát thải khí nhà kính trong 5 lĩnh vực chính. Qua đó, đề xuất các biện pháp hoàn thiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính đảm bảo tuân thủ nguyên tắc minh bạch, chính xác, nhất quán theo hướng dẫn của hướng dẫn của Ban Thư ký Công ước.
Nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thể hiện qua loạt chính sách giảm phát thải khí nhà kính (quốc gia, lĩnh vực, địa phương); các hoạt động giảm nhẹ cụ thể triển khai Đóng góp do quốc gia tự quyết định, kết quả thực hiện các hoạt động giảm nhẹ đã báo cáo trước đó và cập nhật hoạt động mới.
Việt Nam cũng đã triển khai các hoạt động đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, tham gia nhiều cơ chế giảm phát thải như: Cơ chế phát triển sạch, Cơ chế tín chỉ chung, Tiêu chuẩn vàng, Chứng chỉ năng lượng tái tạo, Tiêu chuẩn carbon được thẩm tra… Để hoàn thiện Thông báo quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham vấn ý kiến các bên liên quan, lồng ghép các kết quả kiểm kê cấp bộ, ngành, địa phương, trong thời gian tới nhằm đảm bảo tính thống nhất, bám sát thực tiễn kết quả giảm nhẹ của quốc gia…/.
PHẠM DUNG
Bình luận