Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/07/2025 07:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/07/2025

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Thứ bảy, 15/03/2025 19:03

TMO - Về kinh tế, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới” của Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là nhấn mạnh những yếu tố căn cơ để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, xác định đúng vai trò của các thành phần kinh tế, nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng nhất để tăng trưởng GDP, tăng năng xuất lao động, tạo công ăn việc làm… Việc chuẩn bị sớm về hạ tầng và nguồn nhân lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số giai đoạn tới cũng rất quan trọng. Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là giáo dục và đào tạo; tham khảo, học tập kinh nghiệm những nước có nền giáo dục tiên tiến để hướng tới xây dựng nền giáo dục quốc dân hiện đại. 

Nội dung trên được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong phiên họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng cho ý kiến vào Dự thảo báo cáo chính trị để hoàn thiện trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại hội nghị Trung ương 11 khoá XIII (phiên họp diễn ra ngày 15/3).

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Tổ biên tập Văn kiện đã làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm để trình Tiểu ban. Đánh giá cao việc Dự thảo báo cáo chính trị lần này được rút gọn đáng kể. Điều này thể hiện tinh thần xây dựng văn kiện ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ triển khai, dễ thực hiện, giảm tính hàn lâm, bảo đảm tính hành động cao, giúp triển khai ngay sau Đại hội, làm hình mẫu cho việc xây dựng dự thảo báo cáo chính trị của các tổ chức Đảng.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng cho ý kiến vào Dự thảo báo cáo chính trị để hoàn thiện trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại hội nghị Trung ương 11 khoá XIII.

Tổng Bí thư cũng lưu ý Tổ biên tập cần kịp thời bổ sung, cập nhật những tư tưởng, tinh thần và quyết sách rất mới của Trung ương như việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập tỉnh, bỏ trung gian cấp huyện, thực hiện Nghị quyết về đột phá hoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào Dự thảo báo cáo chính trị.

Tổng Bí thư một lần nữa nhấn mạnh báo cáo chính trị của Đại hội XIV của Đảng phải là sản phẩm tầm cao trí tuệ, là một công trình kết tinh trí tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, phải phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, phải có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, ban ngành Trung ương và các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. 

Về nội dung cụ thể, dự thảo Báo cáo Chính trị lần này đã nêu ra nhiều điểm mới, bám sát yêu cầu của thực tiễn, Tổng Bí thư lưu ý, một số nội dung đã được làm rõ, song vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, luận giải để hoàn thiện.

Về kinh tế, Tổng Bí thư yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới” của Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là nhấn mạnh những yếu tố căn cơ để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, xác định đúng vai trò của các thành phần kinh tế, nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng nhất để tăng trưởng GDP, tăng năng xuất lao động, tạo công ăn việc làm… 

Việc chuẩn bị sớm về hạ tầng và nguồn nhân lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số giai đoạn tới cũng rất quan trọng. Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là giáo dục và đào tạo; tham khảo, học tập kinh nghiệm những nước có nền giáo dục tiên tiến để hướng tới xây dựng nền giáo dục quốc dân hiện đại. Tiềm năng con người Việt Nam không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới, phát huy tối đa tiềm năng ấy để đất nước có thể vươn mình phát triển...

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đánh giá sâu hơn về kết quả thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế…

Về khoa học, công nghệ, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã đề cập rất rõ vấn đề này. Xác định đây là “Động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới". Tổng Bí thư cũng yêu cầu trong dự thảo báo cáo, nội dung về phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phải được rà soát và làm sâu sắc hơn, thể hiện xuyên suốt trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ quản trị quốc gia đến phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giải quyết những vấn đề xã hội…/.

 

 

LÊ HÙNG

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline