Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 25/01/2025 06:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ bảy, 25/01/2025

Tiền Giang tập trung phát triển 2 khu vực công nghiệp

Thứ ba, 09/01/2024 20:01

TMO – Tiền Giang đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2030 phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,0 - 8,0%/năm. Đến năm 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trở thành nơi đáng sống, các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy. 

Theo đó, Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị; là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Về kinh tế, giai đoạn 2021 - 2030 phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,0 - 8,0%/năm. Tỷ trọng trong GRDP của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41,5 -43,5%; ngành dịch vụ chiếm 29,5 - 30,0%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 21,5 - 23,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 5,5%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 9 - 10%/năm. Phấn đấu đến năm 2030, tự cân đối thu chi ngân sách. Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2050 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trở thành nơi đáng sống, các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy. 

(Ảnh minh họa) 

Quy hoạch tỉnh Tiền Giang tập trung phát triển công nghiệp hiện đại, quy mô lớn, thân thiện với môi trường. Cụ thể: Khu vực công nghiệp Tân Phước (khoảng 10.000 ha), tập trung phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; Khu vực công nghiệp Gò Công (khoảng 5.000 ha) phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: logistics, dịch vụ dầu khí, cảng, công nghiệp chế biến - chế tạo, công nghệ cao...

Về dịch vụ, du lịch, tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, nông nghiệp nông thôn, văn hoá - thể thao, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh. Đẩy mạnh liên kết với thành phố Cần Thơ và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để hình thành các tuyến du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng trong tỉnh và liên tỉnh. Tăng cường phát triển logistics nhằm phát huy tối đa vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa, kho vận giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ; trở thành lĩnh vực chủ lực của tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (vùng trái cây, lúa, thủy sản) gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng các thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa...

Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (GRDP) ước đạt 66.316 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) tăng 5,72% so với năm 2022, quý I tăng 2,9%, quý II tăng 4,36%, quý III tăng 7,27% và quý IV tăng 8,12%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,14%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,57% và khu vực dịch vụ tăng 6,64% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,96% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,99% so cùng kỳ. Trong 5,72% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,48%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,89%, khu vực dịch vụ đóng góp 2,06%.

GRDP năm 2023 tính theo giá hiện hành đạt: 123.048 tỷ đồng, tăng 9,35% so cùng kỳ (tương đương tăng 10.518 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 68,7 triệu đồng/người/năm, tăng 5,7 triệu đồng/người/năm so năm 2022 (năm 2022 đạt 63 triệu đồng/người/năm). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 2.867 USD/người/năm, tăng 6,9%, tương đương tăng 186 USD so năm 2022 (năm 2022 đạt 2.681 USD/người/năm).

 

 

PHƯƠNG ĐIỀN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline