Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 19:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Tiền Giang: Tập trung khắc phục điểm sạt lở

Thứ ba, 05/04/2022 15:04

TMO – Tình hình sạt lở bờ sông, rạch và trên các tuyến đê bao tại huyện Cai Lậy vẫn đang diễn biến phức tạp gây những thiệt hại không nhỏ.

Theo đó, trên các tuyến sông ngòi chính như: sông Ba Rài, sông Phú An, sông Trà Tân, các kênh mương nội đồng đều ghi nhận tình trạng sạt lở bờ sông, bờ kênh rạch và các tuyến đê bao mà nặng nhất là tuyến sông Ba Rày.

Chỉ riêng đoạn sông Ba Rày chảy qua địa phận xã Cầm Sơn, huyện Cai Lậy đã ghi nhận 15 đoạn sạt lở, tổng chiều dài trên 500 m; trong đó, có 2 đoạn sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở thứ nhất cắt đứt đường huyện 54C, đoạn sạt lở thứ hai làm gián đoạn giao thông đường huyện 54B. Hai đoạn sạt lở nghiêm trọng này đang được ngành chức năng khẩn trương khắc phục, đảm bảo an toàn giao thông và tính mạng, tài sản nhân dân.

Sớm khắc phục những đoạn bị sạt lở để tránh thiệt hại cho người dân.

Trước tình hình trên, địa phương đã huy động các nguồn lực, khẩn trương xử lý các điểm sạt lở nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân. Đặc biệt, ưu tiên tập trung nguồn vốn đầu tư cho các điểm sạt lở nghiêm trọng cần phải xử lý khẩn cấp.

Đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện có thêm 2 vụ sạt lở mới cần phải xử lý khẩn cấp với tổng chiều dài gần 90 m và kinh phí xử lý khoảng 1,47 tỷ đồng. Do sạt lở phức tạp và kinh phí lớn nên cần có sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh; chưa kể các điểm sạt lở quy mô nhỏ do địa phương đầu tư khắc phục.

UBND huyện Cai Lậy tiếp tục kiến nghị tỉnh hỗ trợ địa phương triển khai xử lý rốt ráo ngay từ đầu, khi điểm sạt lở còn nhỏ và việc xử lý không quá phức tạp, đòi hỏi kinh phí xử lý không lớn trong nỗ lực chủ động bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân. Mặt khác, huyện cũng tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương chù động có biện pháp phòng, chống sạt lở đê bao khu vực đất gia đình mình, tích cực hưởng ứng trồng cây xanh chắn sóng, chắn gió, ngăn chận hiệu quả sạt lở.

 

Minh Thùy

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline