Hotline: 0941068156

Thứ tư, 23/04/2025 11:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ tư, 23/04/2025

Tiền Giang: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí phục vụ phòng chống, khác phục tình trạng sạt lở

Thứ bảy, 22/07/2023 13:07

TMOTính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 66 điểm sạt lở với chiều dài 11.755 m, kinh phí khắc phục 133,533 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ xử lý 111,688 tỷ đồng, ngân sách huyện xử lý 21,845 tỷ đồng).

Tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều điểm mới với quy mô, mức độ sạt lở lớn, xảy ra nhiều hơn các năm trước và đang có xu hướng gia tăng một cách đáng lo ngại. Địa phương đã có nhiều giải pháp nhưng điều kiện ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn đang rất cần sự hỗ trợ kinh phí từ các cấp, Bộ, ngành của Trung ương.

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Châu Thành vừa xảy ra 2 điểm sạt lở nghiêm trọng ven sông Phú Phong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và nhà ở của người dân. Điểm sạt lở thứ nhất xảy ra tại ấp Phú Hòa dài hơn 45 m, ăn sâu vào 04 m, đe dọa nhà ở của người dân địa phương. Điểm sạt lở thứ hai xảy ra tại ấp Phú Thạnh dài gần 55 m, ăn sâu vào từ 05 - 07 m, cắt đứt đường giao thông đe dọa nghiêm trọng vườn cây ăn trái của người dân. Trước đó, đoạn gần 20 m tại bờ Nam sông Ba Rài thuộc tổ 4, ấp Hội Trí, xã Hội Xuân tiếp tục xảy ra sạt lở nghiêm trọng chia cắt đường giao thông...

(Ảnh minh họa) 

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, qua thống kê, theo dõi, từ đầu năm đến nay (tháng 7/2023) trên địa bàn tỉnh xảy ra 66 điểm sạt lở với chiều dài 11.755 m, kinh phí khắc phục 133,533 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ xử lý 111,688 tỷ đồng, ngân sách huyện xử lý 21,845 tỷ đồng).

"Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương 34 điểm sạt lở với tổng chiều dài ước tính là 8.843 m, tổng kinh phí tạm tính là  47,555 tỷ đồng (trong đó, tỉnh hỗ trợ là 38,260 tỷ đồng, ngân sách huyện là 9,295 tỷ đồng). Cụ thể: huyện Cái Bè: 12 điểm với kinh phí 26,540 tỷ đồng; thị xã Cai Lậy: 01 điểm với kinh phí 9,760 tỷ đồng; huyện Châu Thành: 21 điểm với kinh phí 11,255 tỷ đồng. Đối với 32 điểm sạt lở còn lại (huyện Cái Bè: 20 điểm; huyện Cai lậy: 10 điểm; thị xã Cai Lậy: 01 điểm; huyện Chợ Gạo: 01 điểm) với tổng kinh phí khắc phục 85,978 tỷ đồng.

Trước tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các địa phương chủ động tiến hành xử lý ngay các điểm sạt lở (không phân biệt điểm lớn, nhỏ). Khi xảy ra sạt lở, địa phương chủ động kiểm tra, rà soát, phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ sạt lở để tiến hành xử lý. Đối với giải pháp công trình, xử lý tạm thời bằng các vật liệu địa phương sẵn có như cừ tràm, bạch đàn, lưới B40 và bao đất được các địa phương áp dụng nhiều. Tuy nhiên đây là giải pháp tạm thời, tuổi thọ công trình không cao. 

Đối với giải pháp xử lý bằng cọc bê tông cốt thép kết hợp với tấm dal chắn đất; giải pháp kè rọ đá áp dụng đối với những vị trí sạt lở nhỏ, nền đất tốt. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phải tiếp tục duy tu, bảo dưỡng và có biện pháp bảo vệ cấm ghe tàu neo đậu. Giải pháp xử lý bằng kết cấu bê tông cốt thép tường đứng, kinh phí đầu tư xây dựng lớn, tuổi thọ công trình cao. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn kinh phí nên việc đầu tư xử lý bằng giải pháp này rất hạn chế, chỉ ưu tiên áp dụng  cho những vị trí sạt lở nghiêm trọng, quy mô sạt lở lớn nơi có dòng chảy mạnh và sông sâu. Tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo ổn định đời sống Nhân dân, UBND tỉnh Tiền Giang tiếp tục kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện 09 dự án xử lý sạt lở khẩn cấp, với tổng kinh phí 2.903 tỷ đồng.

 

 

PV và CTV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline