Hotline: 0941068156

Thứ tư, 23/10/2024 22:10

Tin nóng

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Thứ tư, 23/10/2024

Tiền Giang chủ động phòng, chống xâm nhập mặn trong mùa khô

Thứ sáu, 18/10/2024 12:10

TMO - Theo dự báo, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn so với mùa khô năm 2022 - 2023 nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ở các địa phương phía Đông của tỉnh.

Theo nhận định Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, hiện nay, mực nước các trạm thượng lưu và trung lưu trên dòng chính sông Mekong phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,01 - 0,75 m; các trạm hạ lưu ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN từ 0,08 - 0,15 m. Trong tháng 11-2024 đến 1-2025, tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mekong (trạm Kratie -Campuchia) về hạ lưu và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức tương đương và cao hơn TBNN từ 5% - 10%. 

Tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mekong (trạm Kratie - Campuchia) về hạ lưu và ĐBSCL trong tháng 2 đến tháng 4-2025 ở mức thấp hơn TBNN từ 5% - 12%. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 12-2024 đến tháng 2-2025) có mưa trái mùa nhiều, lượng mưa cao hơn TBNN từ 10% - 20%. 

Từ những yếu tố trên, nhận định tình hình xâm nhập mặn trên sông Tiền mùa khô năm 2024 - 2025 tương đương và cao hơn mùa khô năm 2022 - 2023, nhưng thấp hơn mùa khô 2023 - 2024. Thời gian xâm nhập mặn có khả năng ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Riêng các trạm đầu cửa sông, cách cửa sông từ 15 - 25 km có khả năng xâm nhập mặn sớm hơn TBNN.

Dự báo, biên mặn 1g/1 cách cửa sông 50 - 54 km (cầu Rạch Miễu - Nhà máy nước Đồng Tâm) xuất hiện vào cuối tháng 3-2025. Biên mặn 4g/1 cách cửa sông 35 - 42 km (Hòa Định - cống Xuân Hòa). Trên nhánh sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre), xâm nhập mặn bắt đầu sớm hơn TBNN, ở mức tương đương với mùa khô 2022 - 2023. Biên mặn 4g/1 lấn sâu đến 53 - 58 km (thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành); biên mặn 1g/1 lấn sâu vào nội đồng cách cửa sông 68 - 72 km thuộc xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách vào tháng 3-2025. Tại trạm Hòa Nghĩa cách cửa sông 72 km, cách sông Tiền 2 km (về thượng nguồn), độ mặn cao nhất từ 0,3 - 0,5g/l.

Theo dự báo, trong mùa khô năm 2024 - 2025 xâm nhập mặn ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại các địa phương phía Đông của tỉnh. 

Với dự báo trên, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang khả năng ảnh hưởng đến vụ Đông Xuân 2024 - 2025 ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công và diện tích vườn cây ăn trái ở các huyện phía Tây; nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ở các địa phương phía Đông của tỉnh.

Để chủ động phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh và chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô năm 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp: 

Chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng của ngành, cấp mình; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến Nhân dân về diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết để chủ động ứng phó với tinh thần tích cực, khẩn trương, cảnh giác cao, nhất là diễn biến của tình hình hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2024 - 2025. 

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường kiểm tra và lập kế hoạch duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt, để chủ động đáp ứng kịp thời công tác ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt, chủ động đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn; đặc biệt, các huyện phía Đông phải chủ động lập kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn, cháy rừng vào mùa khô 2024 - 2025 chi tiết, cụ thể cho từng vùng, từng khu vực dự án, từng địa phương, đơn vị để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xấu xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan và UBND cấp xã trong công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn: Tổ chức kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, lập kế hoạch duy tu sửa chữa nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ ngọt; bảo trì, bảo dưỡng các giếng khoan dự phòng phục vụ sản xuất đã được tỉnh đầu tư trong các năm qua để đưa vào vận hành kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra; rà soát những khu vực có khả năng thiếu nước, hạn hán, mặn xâm nhập trên địa bàn để chủ động xây dựng Kế hoạch, Phương án phòng, chống hạn, mặn xâm nhập bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025 và vụ Xuân Hè năm 2025; triển khai biện pháp gieo trồng hợp lý, quan tâm giải pháp cấp nước, trữ nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân.

Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, tổ chức phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt đảm bảo sử dụng nước hiệu quả. Trên cơ sở khả năng cân đối nguồn nước, có biện pháp hướng dẫn người dân gieo trồng và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Đối với những vùng không đảm bảo nguồn nước tưới cho suốt vụ phải khuyến cáo người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng lựa chọn những loại cây phù hợp với điều kiện của địa phương. 

Thường xuyên thông báo cho nhân dân biết tình hình hạn, xâm nhập mặn để người dân chủ động chuẩn bị các phương tiện bơm và tổ chức tốt việc bơm tưới phục vụ sản xuất trong mùa khô. Tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn giữ gìn vệ sinh nguồn nước, bảo vệ môi trường, không xả rác thải, nước thải chưa qua xử lý vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước. Bố trí nguồn lực đảm bảo xử lý kịp thời các tình huống xấu về môi trường trên địa bàn, nhất là môi trường nước mặt trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công và dự án Phú Thạnh - Phú Đông.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của lục bình; ý thức tự giác, giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác, các vật dụng bị hư, xác động vật chết, chất chà hay một số dụng cụ bắt cá xuống lòng sông, kênh, rạch... gây khó khăn cho việc thực hiện quản lý, duy trì vớt lục bình đảm bảo thông thoáng lòng sông, kênh, rạch.

Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện sửa chữa các công trình cống, đập, nạo vét các tuyến kênh, rạch đã được bố trí kinh phí trong năm 2024; đồng thời chủ động bố trí nguồn ngân sách cấp huyện được phân cấp quản lý theo quy định để lập hồ sơ đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch theo phân kỳ đầu tư năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục và nguồn kinh phí thực hiện đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, chuẩn bị sẵn sàng máy bơm để bơm chuyền cứu lúa.

Bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ công tác phòng, chống hạn, mặn đảm bảo sản xuất không để tình trạng kênh, mương bồi lắng gây thiếu nước tưới. Đối với những khu vực có cao trình mặt ruộng thấp (từ +0,3 đến +0,5m) phải tổ chức tôn cao bờ bao, bờ thửa để bảo vệ những vùng trũng khi hệ thống kênh làm nhiệm vụ tích trữ nước. Biểu dương, khuyến khích những địa phương, tổ chức, cá nhân có những đề xuất, sáng kiến về phòng, chống, ứng phó với hạn, mặn hiệu quả.

Đập ngăn mặn trên sông Tiền chảy qua địa bàn xã Song Thuận, huyện Châu Thành được vận hành hiệu quả để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất. Ảnh: VS.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh): Chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tiền Giang, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang thường xuyên theo dõi diễn biến hạn mặn, đặc biệt theo dõi chặt chẽ hướng xâm nhập mặn từ phía sông Vàm Cỏ (tỉnh Long An) và sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre);

Theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước trên sông, kênh, rạch và nguồn nước trữ nội đồng để thông báo kịp thời cho các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan và nhân dân biết để có biện pháp chỉ đạo, đối phó.

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện lịch thời vụ theo hướng né rầy, né mặn; hướng dẫn, tập huấn cho nông dân ở các địa phương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với tình hình nguồn nước trong mùa khô. Điều chỉnh, khuyến cáo lịch thời vụ cho từng tiểu vùng, có giải pháp về cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và địa phương: nghiên cứu, khuyến cáo nhân dân các vùng nuôi trồng thủy sản thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết (nắng nóng, hạn, xâm nhập mặn,..) và kết quả quan trắc môi trường để chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt cho phù hợp; điều chỉnh khuyến cáo lịch thời vụ, thả nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép; triển khai thực hiện công tác phòng, chống hạn, mặn, cháy rừng mùa khô năm 2024 - 2025.

Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang: Chuẩn bị tốt công tác đảm bảo nguồn nước đối với các trạm cấp nước bị ảnh hưởng khi hạn, mặn kéo dài: nạo vét các ao chứa và chủ động bơm bổ cấp nguồn nước để tăng khả năng trữ ngọt; theo dõi liên tục độ mặn trên sông để đảm bảo nước bổ cấp vào ao trữ nước theo chuẩn quy định.

Chuẩn bị tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, các thiết bị, hóa chất dự phòng...; bảo trì các giếng khoan dự phòng để sẵn sàng vận hành bơm bổ cấp nguồn nước cấp cho người dân ở khu vực thành phố Mỹ Tho và các huyện phía Đông khi nguồn nước mặt có độ mặn vượt quy chuẩn cho phép; nâng cấp, cải tạo hệ thống tuyến ống cấp nước hiện hữu để tiếp nhận, phân phối nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm đến các trạm trên địa bàn các huyện phía Đông.../.

 

Lê Xuân 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline